Tôm Bơm Rau Câu Đe Dọa Xuất Khẩu Tôm

Tình trạng tôm “bơm rau câu” chứa tạp chất (agar) đe dọa thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam và đòi hỏi các biện pháp khắc phục cấp bách.
Đó cũng là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm ở Hội nghị Tổng kết xuất khẩu tôm do Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức chiều ngày 3-1 tại TPHCM.
Theo Vasep, vừa qua nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về việc phát hiện agar trong các lô hàng tôm đông lạnh.
Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn thủy sản Minh Phú, một lý do dẫn đến tình trạng tôm chứa agar tồn tại dai dẳng là do sự dễ dãi đối với chất lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc, hiện là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam chỉ sau Mỹ và Nhật. Tôm chiến đến 70% xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, chưa kể đến xuất khẩu tôm theo đường tiểu ngạch.
Theo các doanh nghiệp, tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn nếu không có biện pháp khắc phục cấp bách.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến xuất khẩu và thông báo ngay cho các cơ quan chức năng các trường hợp cơ sở cung cấp nguyên liệu có chứa tạp chất.
Theo Vasep, 11 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 2,8 tỉ đô la Mỹ và ước tính cả năm 2013 sẽ đạt trên 3 tỉ đô la Mỹ, tăng 36% so với năm 2012. Dự báo năm 2014, xuất khẩu tôm có thể duy trì kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ đô la Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Khâu đột phá để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững lại không nằm ở kỹ thuật mà phải làm từ khâu tổ chức. Hiện nay, chè được trồng ở 34 tỉnh thành cả nước với diện tích khoảng 125.000 ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, giá trị của ngành hiện còn thấp chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm, một con số rất khiêm tốn so với xuất khẩu hồ tiêu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hiện nay diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã vượt khỏi tầm kiểm soát và quản lý của ngành nông nghiệp tỉnh, khi mà diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đến 4.500ha.

Với diện tích 1.200ha, Sơn Tây là địa phương có diện tích cau lớn nhất ở Quảng Ngãi. Khác với các vụ khác, vụ thu hoạch cau năm nay được xem là mùa vàng của người dân nơi đây.

Đang nhúng cả tấn sầu riêng vào hóa chất để "ép" sầu riêng nhanh chín, một cơ sở buôn bán sầu riêng bất ngờ bị lực lượng chức năng đột kích bắt tại trận.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, hiện ở Gia Lai đang xảy ra tình trạng cây cà phê bị rụng quả hàng loạt. Cụ thể, theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có gần 700 ha cà phê bị nhiễm bệnh gây rụng quả với tỷ lệ trung bình khoảng 3%, cá biệt có nơi cao đến 10%. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các địa phương có diện tích cà phê lớn như: Chư Păh, Ia Grai, Kbang, Chư Sê... và có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới khiến năng suất cà phê vụ này có nguy cơ bị sụt giảm nghiêm trọng.