Tôm Bơm Rau Câu Đe Dọa Xuất Khẩu Tôm

Tình trạng tôm “bơm rau câu” chứa tạp chất (agar) đe dọa thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam và đòi hỏi các biện pháp khắc phục cấp bách.
Đó cũng là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm ở Hội nghị Tổng kết xuất khẩu tôm do Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức chiều ngày 3-1 tại TPHCM.
Theo Vasep, vừa qua nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về việc phát hiện agar trong các lô hàng tôm đông lạnh.
Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn thủy sản Minh Phú, một lý do dẫn đến tình trạng tôm chứa agar tồn tại dai dẳng là do sự dễ dãi đối với chất lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc, hiện là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam chỉ sau Mỹ và Nhật. Tôm chiến đến 70% xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, chưa kể đến xuất khẩu tôm theo đường tiểu ngạch.
Theo các doanh nghiệp, tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn nếu không có biện pháp khắc phục cấp bách.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến xuất khẩu và thông báo ngay cho các cơ quan chức năng các trường hợp cơ sở cung cấp nguyên liệu có chứa tạp chất.
Theo Vasep, 11 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 2,8 tỉ đô la Mỹ và ước tính cả năm 2013 sẽ đạt trên 3 tỉ đô la Mỹ, tăng 36% so với năm 2012. Dự báo năm 2014, xuất khẩu tôm có thể duy trì kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ đô la Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12.11, tại TP Quy Nhơn, Sở NN&PTNT đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp Việt Nam (14.11.1945-14.11.2015).

Bệnh chết cây con: Do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu là nấm Rhizoctonia, Pythium, Fusarium, Phytophphthora spp.

Theo Sở NN&PTNT, qua khảo sát, quy hoạch đất trồng lúa tại Bình Định, nhóm đất nhiễm phèn, mặn trung bình và ít khoảng 3.939 ha, tập trung ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, TP Quy Nhơn.

Từ đầu năm đến nay, thị xã An Nhơn đã tổ chức 2 đợt tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu, bò trên địa bàn (đợt 1 tiêm 21.287 con, đợt 2 tiêm 21.933 con) đều đạt trên 87%.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là mầm bệnh nguy hiểm, nó gây chết tôm và thiệt hại kinh tế rất lớn trong thời gian gần đây. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện nay được xác định là tác nhân gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.