Tôm Bệnh Do Quản Lý

Tổng cục Thủy sản cho biết, tính đến ngày 30/9, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại cả nước là 82.000 ha, bằng 294% năm 2010 và cao nhất trong 10 năm qua. Ở ĐBSCL, những tỉnh nuôi tôm nhiều với tỷ lệ nuôi công nghiệp cao, từng thắng lợi trong nhiều năm trước, năm nay cũng bị thiệt hại. Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi công nghiệp lớn nhất ĐBSCL với Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh có tiếng về kỹ thuật cao, năm nay thiệt hại gần 70% diện tích thả nuôi. Tỉnh Cà Mau có hơn 8.300 ha tôm bị thiệt hại. Tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre cũng bị thiệt hại lớn.
Tôm chết hàng loạt trong năm nay, chủ yếu vì bệnh hoại tử gan tụy, gây ra do thuốc diệt giáp xác, diệt tạp. Tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 nói: “Chính thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật mà người nuôi dùng để diệt tạp trong ao nuôi đã làm tôm ngộ độc. Tôm bị hoại tử gan tụy từ các loại thuốc này”.
Theo Tiến sỹ Hảo, nồng độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất chỉ cần 0,01 – 0,001 phần tỷ đã đủ gây bệnh cho tôm. Trong lúc, có ao nuôi tôm bị phát hiện nồng độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật tới 600 phần tỷ, nghĩa là vượt quá sức chịu đựng của con tôm đến 60.000 – 600.000 lần.
Các địa phương có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đều rất bức xúc trước tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm, nhiều người nói thẳng đó là hành vi “đổ chất độc vào ao tôm”. Hậu quả nghiêm trọng chẳng những gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi, làm thiệt hại ngành thủy sản mà còn gây ra nhiều rủi ro cho môi trường sinh thái.
Nhưng bức xúc chính lại tập trung ở vấn đề quản lý nhà nước, chồng chéo và kém hiệu quả. Bà Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long nói: “Các cơ sở kinh doanh thuốc trị bệnh dành cho thủy sản ở địa phương đang mọc lên như nấm. Thế nhưng, việc kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm thì Chi cục Thủy sản ở địa phương không được giao quyền”. Lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang nói thêm, quản lý môi trường do phòng tài nguyên và môi trường, quản lý thuốc trị bệnh thủy sản do Chi cục Thú y. Còn Chi cục Thủy sản “thực tế không có quyền gì cả”.
Cho nên, nhiều nơi phát hiện được nguyên nhân gây bệnh cho tôm nhưng lãnh đạo các chi cục thủy sản vẫn không biết khắc phục “bắt đầu từ đâu”. Rồi các địa phương hô hào “tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc trị bệnh thủy sản” nhưng cơ quan nào tiến hành, quy trình như thế nào, phát hiện vi phạm thì quyền hạn xử lý ra sao, còn rất lúng túng. Tình hình tôm nuôi bị thiệt hại lớn đã cho thấy rõ hơn những bất cập trong cơ chế quản lý thủy sản, đang rất cần được chấn chỉnh
Có thể bạn quan tâm

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.