Tới Vĩnh Phúc Thăm Trang Trại Hoa Bạc Tỷ Của Chàng Trai Tuổi 28

Đến thăm trang trại trồng hoa rộng 3ha của anh Nguyễn Quốc Chính (SN 1986), thôn Rừng Sằm, xã Thiện Kế, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc khó có thể ngờ chủ của trang trại mới 28 tuổi.
Anh Chính kể: “Tôi đam mê trồng hoa từ khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi xin vào làm thuê 3 năm ở trại hoa Mê Linh (Hà Nội) và 2 năm ở Sa Pa (Lào Cai)”. Năm 2010, khi đã có chút vốn “kinh nghiệm” giắt lưng, anh Chính xin nghỉ việc về quê mở trang trại trồng hoa hồng và cúc vàng đồng.
Năm đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm, gặp thời tiết không thuận lợi anh thiệt hại 10.000 gốc hồng, 70.000 gốc cúc. “Lúc đó, tôi rất chán nản nhưng được gia đình động viên, bạn bè ủng hộ cho tôi vay 100 triệu đồng, tôi tiếp tục mua giống về trồng”- anh Chính nhớ lại.
Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, anh thường xuyên theo dõi sự phát triển của hoa, kịp thời phát hiện những bệnh như nấm mắt cua, phấn trắng, nhện... để phun thuốc phòng trừ. Nhờ chăm sóc tốt, các lứa hoa tiếp theo cho anh thu hoạch năng suất và chất lượng cao, khách hàng từ khắp các nơi đến tận vườn hoa thua mua. Để bán được giá, anh chủ yếu hãm hoa cho ra đúng thời điểm mùng 8.3 và 20.10.
Anh Chính chia sẻ: “Hoa hồng từ lúc trồng đến lúc thu hoạch từ 60-65 ngày, hoa cúc từ 50-80 ngày (mùa hè là 50-60 ngày, mùa đông 70-80 ngày). Theo lịch đó, tôi sẽ cắt cành hoa để hãm lại, tính đến ngày thì sẽ thả cho hoa phát triển tự nhiên”.
Với 30.000 gốc hồng, bán giá trung bình 1.500 đồng/bông, 40.000 gốc cúc, giá bán 1.800-2.000 đồng/bông, anh thu 300-400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh còn liên kết với anh rể thuê hơn 1ha đất ở tổ 6, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) để trồng hơn 120.000 gốc hoa hồng. Tính ra, mỗi năm anh thu về từ 700-800 triệu đồng.
Không chỉ vậy, trang trại của anh còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động là thanh niên trong xã. Biết được mô hình trồng hoa hiệu quả của anh Chính, nhiều ND trong xã và các huyện khác trong tỉnh đã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa rà soát, kiểm tra các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có trang trại động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cấp giấy phép chứng nhận đăng ký nuôi cho 470 trang trại với 15.615 cá thể động vật hoang dã.

Hàng loạt dự án nuôi tôm có quy mô lớn nhất nước tại tỉnh Hà Tĩnh chính thức phá sản vì “tỉnh không có đủ nguồn nhân lực”.

Trong những năm qua, thanh long Bình Thuận được xem là loại cây trồng lợi thế của tỉnh. Với giá bán cao, thanh long giúp nhiều hộ nông dân từ nghèo trở nên khá, từ khá trở nên giàu có. Và loại cây họ xương rồng này còn giải quyết lượng lao động nông nhàn tương đối lớn.

Sơ-ri là cây trồng truyền thống, thích hợp thổ nhưỡng nhiễm mặn nặng của vùng đất Gò Công (Tiền Giang). Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sơ-ri Gò Công giờ đây đã khẳng định được vị thế của mình.

Trồng hoa màu trái vụ thường gặp rất nhiều khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết, tuy nhiên với vốn kinh nghiệm canh tác, lại biết nắm bắt được diễn biến của thời tiết, áp dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà nhiều nông dân ở thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có thu nhập khá từ các mô hình trồng hoa màu trái vụ.