Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tới Vĩnh Phúc Thăm Trang Trại Hoa Bạc Tỷ Của Chàng Trai Tuổi 28

Tới Vĩnh Phúc Thăm Trang Trại Hoa Bạc Tỷ Của Chàng Trai Tuổi 28
Ngày đăng: 02/06/2014

Đến thăm trang trại trồng hoa rộng 3ha của anh Nguyễn Quốc Chính (SN 1986), thôn Rừng Sằm, xã Thiện Kế, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc khó có thể ngờ chủ của trang trại mới 28 tuổi.

Anh Chính kể: “Tôi đam mê trồng hoa từ khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi xin vào làm thuê 3 năm ở trại hoa Mê Linh (Hà Nội) và 2 năm ở Sa Pa (Lào Cai)”. Năm 2010, khi đã có chút vốn “kinh nghiệm” giắt lưng, anh Chính xin nghỉ việc về quê mở trang trại trồng hoa hồng và cúc vàng đồng.

Năm đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm, gặp thời tiết không thuận lợi anh thiệt hại 10.000 gốc hồng, 70.000 gốc cúc. “Lúc đó, tôi rất chán nản nhưng được gia đình động viên, bạn bè ủng hộ cho tôi vay 100 triệu đồng, tôi tiếp tục mua giống về trồng”- anh Chính nhớ lại.

Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, anh thường xuyên theo dõi sự phát triển của hoa, kịp thời phát hiện những bệnh như nấm mắt cua, phấn trắng, nhện... để phun thuốc phòng trừ. Nhờ chăm sóc tốt, các lứa hoa tiếp theo cho anh thu hoạch năng suất và chất lượng cao, khách hàng từ khắp các nơi đến tận vườn hoa thua mua. Để bán được giá, anh chủ yếu hãm hoa cho ra đúng thời điểm mùng 8.3 và 20.10.

Anh Chính chia sẻ: “Hoa hồng từ lúc trồng đến lúc thu hoạch từ 60-65 ngày, hoa cúc từ 50-80 ngày (mùa hè là 50-60 ngày, mùa đông 70-80 ngày). Theo lịch đó, tôi sẽ cắt cành hoa để hãm lại, tính đến ngày thì sẽ thả cho hoa phát triển tự nhiên”.

Với 30.000 gốc hồng, bán giá trung bình 1.500 đồng/bông, 40.000 gốc cúc, giá bán 1.800-2.000 đồng/bông, anh thu 300-400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh còn liên kết với anh rể thuê hơn 1ha đất ở tổ 6, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) để trồng hơn 120.000 gốc hoa hồng. Tính ra, mỗi năm anh thu về từ 700-800 triệu đồng.

Không chỉ vậy, trang trại của anh còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động là thanh niên trong xã. Biết được mô hình trồng hoa hiệu quả của anh Chính, nhiều ND trong xã và các huyện khác trong tỉnh đã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.


Có thể bạn quan tâm

Khó Khôi Phục Giống Cam Quý Khó Khôi Phục Giống Cam Quý

Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng) xưa có giống cam đường được chọn để tiến vua. Trải qua vài trăm năm, giống cam này mai một dần và đến nay đã tuyệt chủng.

25/12/2013
Giải Pháp Hiệu Quả Trong Chăn Nuôi Giải Pháp Hiệu Quả Trong Chăn Nuôi

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

03/12/2013
Vụ Mía Đường 2013-2014 Khó Khăn Chồng Chất Vụ Mía Đường 2013-2014 Khó Khăn Chồng Chất

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

03/12/2013
Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

25/12/2013
Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

25/12/2013