Tới Vĩnh Phúc Thăm Trang Trại Hoa Bạc Tỷ Của Chàng Trai Tuổi 28

Đến thăm trang trại trồng hoa rộng 3ha của anh Nguyễn Quốc Chính (SN 1986), thôn Rừng Sằm, xã Thiện Kế, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc khó có thể ngờ chủ của trang trại mới 28 tuổi.
Anh Chính kể: “Tôi đam mê trồng hoa từ khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi xin vào làm thuê 3 năm ở trại hoa Mê Linh (Hà Nội) và 2 năm ở Sa Pa (Lào Cai)”. Năm 2010, khi đã có chút vốn “kinh nghiệm” giắt lưng, anh Chính xin nghỉ việc về quê mở trang trại trồng hoa hồng và cúc vàng đồng.
Năm đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm, gặp thời tiết không thuận lợi anh thiệt hại 10.000 gốc hồng, 70.000 gốc cúc. “Lúc đó, tôi rất chán nản nhưng được gia đình động viên, bạn bè ủng hộ cho tôi vay 100 triệu đồng, tôi tiếp tục mua giống về trồng”- anh Chính nhớ lại.
Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, anh thường xuyên theo dõi sự phát triển của hoa, kịp thời phát hiện những bệnh như nấm mắt cua, phấn trắng, nhện... để phun thuốc phòng trừ. Nhờ chăm sóc tốt, các lứa hoa tiếp theo cho anh thu hoạch năng suất và chất lượng cao, khách hàng từ khắp các nơi đến tận vườn hoa thua mua. Để bán được giá, anh chủ yếu hãm hoa cho ra đúng thời điểm mùng 8.3 và 20.10.
Anh Chính chia sẻ: “Hoa hồng từ lúc trồng đến lúc thu hoạch từ 60-65 ngày, hoa cúc từ 50-80 ngày (mùa hè là 50-60 ngày, mùa đông 70-80 ngày). Theo lịch đó, tôi sẽ cắt cành hoa để hãm lại, tính đến ngày thì sẽ thả cho hoa phát triển tự nhiên”.
Với 30.000 gốc hồng, bán giá trung bình 1.500 đồng/bông, 40.000 gốc cúc, giá bán 1.800-2.000 đồng/bông, anh thu 300-400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh còn liên kết với anh rể thuê hơn 1ha đất ở tổ 6, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) để trồng hơn 120.000 gốc hoa hồng. Tính ra, mỗi năm anh thu về từ 700-800 triệu đồng.
Không chỉ vậy, trang trại của anh còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động là thanh niên trong xã. Biết được mô hình trồng hoa hiệu quả của anh Chính, nhiều ND trong xã và các huyện khác trong tỉnh đã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa đặc biệt đối với địa hình trũng, năng suất lúa thấp, thu nhập nông hộ không ổn định được khắc phục bằng cách đưa nuôi trồng thủy sản vào cơ cấu mùa vụ theo hướng luân canh hoặc xen canh lúa + cá.

Vụ lúa đông xuân (ĐX) chín sớm ở các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đang bắt đầu. Lúa gạo hàng hóa xuất khẩu không còn nhiều, giá cả giao dịch ở mức khá cao. Tuy nhiên, vào lúc này đồng lúa ở bên kia biên giới Campuchia vào mùa thu hoạch, một số thương lái có thêm nguồn hàng kinh doanh.

Năm 1979, nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, phong trào xây dựng “Ao cá Bác Hồ” được phát động trong cả nước. Ở tỉnh Thái Nguyên, phong trào này cũng được phát triển sôi nổi trong các đơn vị nuôi cá quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp. Trại cá giống Cù Vân chính là nơi khởi đầu phong trào này của tỉnh.

Mô hình nuôi gà thả đồng “độc nhất vô nhị” này không những đã tiết kiệm cho ông rất nhiều chi phí thức ăn tiêu tốn cho đàn gà, mà còn cho thịt và trứng đạt chất lượng cao.

Xã Minh Lập (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) hiện có 31 trại nuôi gà, trung bình mỗi trại nuôi từ 3.000 - 7.000 con/lứa. khoảng 2 năm trở lại đây, một số hộ dân trong địa bàn xã đã áp dụng mô hình chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học bằng chế phẩm men vi sinh, kết quả cho thấy đây là cách làm khoa học, đem lại hiệu quả tốt hơn so với kiểu nuôi gà truyền thống.