Tỏi Ngồng Lý Sơn Lên Kệ Hệ Thống Siêu Thị Big C

Tỏi ngồng (thân cây tỏi non) đặc sản của “vương quốc tỏi” Lý Sơn được lên kệ bày bán ở hệ thống Siêu thị Big C của 29 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Công ty TNHH Hải đảo Lý Sơn cho hay, đơn vị đã ký hợp đồng với hệ thống Siêu thị Big C để phân phối đặc sản tỏi ngồng trên hệ thống siêu thị này và mở 3 cửa hàng bán lẻ khác. Tại Quảng Ngãi, 1 cửa hàng vừa mới khai trương tại số nhà 270 đường Phan Bội Châu, TP. Quảng Ngãi.
Dự kiến mỗi ngày, 1 Siêu thị Big C sẽ bán khoảng 10kg tỏi ngồng. Cùng với tỏi ngồng, các sản phẩm khác từ tỏi cũng được Công ty chế biến bày bán để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Để đảm bảo nguồn tỏi ngồng cung ứng cho thị trường, công ty đã ký hợp đồng tiêu thụ với 14 hộ nông dân trồng tỏi ở Lý Sơn và thuê 4.000m2 đất trồng tỏi.
Hiện nay, giá cả tỏi, hành của các sản phẩm từ tỏi, hành giá cả ở mức ổn định đã giúp người dân trồng tỏi có thu nhập ổn định. Hiện tỏi ngồng 70.000 đồng/kg, tỏi một củ 1.400.000 đồng/kg, tỏi đen 2.400.000 đồng/kg, kim chi tỏi tía 90.000 đồng/hủ, kim chi tỏi 70.000 đồng/hủ, hành giấm 50.000 đồng/hủ.
Hành, tỏi Lý Sơn vốn là cây trồng đặc trưng xưa nay của người dân Lý Sơn. Tỏi ngồng và các sản phẩm từ tỏi, hành đã thành món ăn quen thuộc mà du khách thưởng thức mỗi khi đặt chân đến “vương quốc tỏi”. Đa dạng hóa sản phẩm từ cây tỏi gắn với phát triển thương hiệu sẽ giúp người nông dân Lý Sơn có việc làm quanh năm và thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 22/7, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại VN với sự tài trợ của dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu phối hợp với Sở KH&CN Kiên Giang tổ chức hội thảo bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm và kinh nghiệm đăng ký ở châu Âu.

Xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là xã biển bãi ngang nhưng những năm trở lại đây lĩnh vực nông nghiệp đã được quan tâm phát triển và từng bước mang lại hiệu quả cao. Ngoài cây lúa và một số loại cây hoa màu khác thì khoảng 5 năm trở lại đây, cây đậu đen xanh lòng được trồng nơi đây đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân, mở ra hướng làm ăn mới đầy triển vọng.

Hơn 20 hộ nông dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận tiêu thụ với hệ thống siêu thị Sài Gòn. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức “kỷ luật” tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Tuy chưa có thống kê của ngành chức năng nhưng hiện bà con trồng mía ở một số xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã bắt đầu thu hoạch mía chục để bán cho thương lái đi tiêu thụ ở các nơi.

Chư Prông (Gia Lai) là một trong những huyện trọng điểm cà phê của tỉnh Gia Lai. Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn huyện hiện có khoảng 13.500 ha cà phê, trong đó, 95% diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh. Niên vụ cà phê năm nay, ước tính năng suất cà phê trung bình của huyện đạt khoảng 36 tạ nhân/ha. So với mọi năm, con số này không có nhiều biến động.