Tỏi Mồ Côi Giá 700.000 Đồng Mỗi Kg

Tỏi một tép (còn gọi là tỏi cô đơn, tỏi mồ côi) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều người ưa chuộng và mua với giá gấp 7 lần loại thông thường.
Trước đây, tỏi Lý Sơn đắt đỏ, sốt hàng vào mỗi dịp cận kề tết Nguyên đán, còn nay người tiêu dùng trong nước lẫn du khách mua vào mọi thời điểm trong năm.
Người dân ở đảo Lý Sơn cắt tỉa bỏ lá, rễ, phân loại củ tỏi cô đơn sau khi thu hoạch ở ngoài đồng mang về nhà.
Tỏi một tép không phải giống chuyên biệt, mà tự nhiên hình thành trong quá trình sinh trưởng của những cây tỏi thông thường. Thay vì có rất nhiều tép, mỗi củ chỉ có duy nhất một tép.
Lão nông Phạm Thoại Tuyền ở thôn Đông, xã An Vĩnh cho biết đất càng cằn cỗi, mất mùa, loại tỏi đặc biệt này lại càng có nhiều. Thuở trước người dân trên đảo trồng chủ yếu dùng phân xanh và nước biển, không được tốt tươi như bây giờ, nhưng sản lượng tỏi một tép lại cao.
Ngày nay, mỗi sào 500m2 cho thu hoạch khoảng 600kg thì chỉ khoảng 2 kg, nhiều nhất cũng chỉ 5kg tỏi một tép.
"Do khan hiếm, tỏi cô đơn này lại cho tinh dầu cao, trải qua nhiều thế hệ người dân xứ đảo xem là dược liệu quý có lợi cho sức khỏe nên giá cả ngày càng đắt đỏ, có thời điểm lên gần 1 triệu đồng mỗi kg nhưng không có để bán", ông Tuyền cho hay.
Bà Tư, chủ gian hàng hành tỏi ở khu vực cảng Lý Sơn cho biết những năm gần đây, du khách đến tham quan trên đảo liên tục đặt hàng tỏi cô đơn để mang về ngâm rượu thuốc nhưng không phải mùa nào cũng có. " Cách đây vài hôm, tôi gom mua được khoảng 10 kg tỏi cô đơn, bán mỗi kg 700.000 đồng mới đầu buổi sáng đã hết vèo. Nhiều người không mua được cảm thấy tiếc nuối vì loại tỏi đặc biệt này ở gian hàng của tôi đã hết đành hẹn mùa sau", bà Tư bộc bạch.
Theo người dân Lý Sơn, sau khi thu hoạch mang từ ngoài đồng về nhà, cây tỏi được cắt tỉa hết lá, rễ cho sạch đất cát, phân loại củ tỏi một tép, phơi riêng tránh lẫn lộn với tỏi thông thường. Sau khi phơi khoảng 20 đến 25 ngày, tỏi một tép tróc lớp vỏ ngoài trắng tinh, người dân cho vào bao bảo quản để bán dần cho du khách. Tỏi thông thường ở đảo Lý Sơn vốn dĩ có vị thơm nồng, tỏi cô đơn nơi đây càng có hương vị cay thơm đặc biệt hơn.
Nghệ nhân Võ Hiển Đạt còn nhớ như in, những năm 1960, bến cảng ở đảo Lý Sơn lúc nào cũng tấp nập các thương thuyền chờ tiếp nhận củ hành, tỏi đưa đi tiêu thụ khắp nơi Sài Gòn, Thừa Thiên Huế.
"Hồi đó không có phân bón hóa học như bây giờ nên mùa thu hoạch nào cũng cho nhiều tỏi cô đơn (một tép). Thời ấy do khan hiếm nên mỗi kg tỏi quý có khi đổi cho tiểu thương các nơi được chừng 200 đến 300 kg gạo. Sau khi bán tỏi, các tàu chở vải vóc, lương thực mang về trao đổi với người dân trên hòn đảo này", ông Đạt kể.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng & Phát triển nông thôn, huyện đảo Lý Sơn cho biết thêm, do chưa thể tìm ra phương thức trồng đại trà trên đồng ruộng ở đảo nên loại tỏi cô đơn này ngày càng trở nên khan hiếm, đắt đỏ. 3 năm trước, giá mỗi kg tỏi cô đơn Lý Sơn chỉ khoảng 100.000 đồng giờ thì đã tăng đến 700.000 đồng, nếu đưa vào bán ở các siêu thị lớn thì có khi giá đã vọt lên hơn 1 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện nay trên cây tiêu, bệnh tuyến trùng gây hại 150ha, tỉ lệ hại 5 đến 10% rễ; bệnh đốm lá gây hại 20ha, tỉ lệ bệnh 5 đến 15% lá, tập trung tại các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên). Ngoài ra, bệnh thán thư và bệnh chết chậm còn xảy ra trên 10ha tiêu. Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 687ha tiêu, trong đó huyện Tây Hòa 573ha, năng suất bình quân 23 tạ/ha. Với giá bán dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg, mỗi héc ta tiêu đạt doanh thu 400 triệu đồng. Tuy nhiên, những năm qua việc trồng tiêu ở Phú Yên còn mang tính tự phát nên rất khó đầu tư và quản lý sản phẩm. Điều này dẫn đến trình độ thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên cây trồng này ở mức cao.

Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.

Mô hình trồng chuối già hương tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNUDCNC) An Thái, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) làm chủ đầu tư đã phát huy hiệu quả.

Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng hải sản ngư dân tỉnh Quảng Nam đánh bắt được tăng so với cùng kỳ, trong đó nghề đánh bắt xa bờ cho sản lượng cao đã giúp ngư dân có thêm nguồn lực đầu tư bám biển.

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.