Tỏi cô đơn Lý Sơn 1,2 triệu đồng một kg

Những ngày này, lượng du khách đến tham quan huyện đảo Lý Sơn tăng cao. Trước khi trở về, khách thường chọn mua đặc sản tỏi làm quà khiến giá nông sản này vẫn rất cao, đặc biệt là tỏi cô đơn.
"Tôi mua 3kg tỏi cô đơn và vài túi tỏi thường mang về tặng bạn bè. Mỗi kg tỏi cô đơn tại đảo hiện có giá 1,2 triệu đồng, còn tỏi thường thì 50.000 đồng", anh Nguyễn Văn Hà, du khách từ Hà Nội cho biết.
Thống kê của huyện Lý Sơn trong vụ tỏi Đông-Xuân, địa phương thu hoạch được khoảng 2.660 tấn, nhưng tỏi cô đơn chỉ có gần 100 kg.
Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng và Phát triển nông thôn huyện cho biết, giá tỏi ở huyện đảo luôn giao động ở mức cao do nhu cầu du khách tăng đột biến. Riêng tỏi cô đơn dao động 1-1,2 triệu đồng mỗi kg; tỏi thường giá 50.000 đến 60.000 đồng. Còn loại hai đến ba tép, giá bán hiện khoảng 600.000 đồng một kg.
Trước thông tin giá tỏi một tép (củ tròn, vỏ màu tím) được các tiểu thương ở nhiều nơi quảng cáo tỏi cô đơn Lý Sơn và bán 60.000 đồng mỗi kg, người dân địa phương khẳng định đây là giống tỏi Hải Dương.
Trong khi đó, tỏi cô đơn Lý Sơn màu trắng, nhỏ hơn đầu ngón tay út, hình bầu dục chứa nhiều tinh dầu nên ăn vào có vị cay thơm mà không gây hôi miệng như tỏi ở nhiều vùng miền khác, được xem là dược liệu quý có thể chữa nhiều bệnh cảm cúm, dạ dày, tim mạch, bổ thận...
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.

Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.

Vào thời điểm này, dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến Thị trấn Nam Đàn, nhiều người dân trải bạt ni lông bên hè đường bán hồng. Thi thoảng mới gặp một vài xe tải chất những bao hồng mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa chạy ra hướng Bắc và rất nhiều xe máy đèo một vài bao hồng từ ngã ba Xuân Hòa, vùng núi Đại Huệ nối đuôi ra quốc lộ, ngược Đô Lương hay xuôi về Vinh. Khung cảnh đó còn kéo dài theo mùa hồng đến cuối tháng 11 âm lịch của năm.

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường… Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đều có một vụ mùa thắng lợi.