Toàn tỉnh thu hoạch được hơn 32.000 ha lúa mùa

Nông dân xã Yên Trường (Yên Định - Thanh Hóa) thu hoạch lúa mùa.
Tính đến 16 giờ ngày 15-9, bà con nông dân trong toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 32.000 ha lúa mùa, chiếm 25% tổng diện tích, năng suất các trà lúa mùa sớm ước đạt 54 tạ/ha. Trong đó, một số huyện thu hoạch được gần 50% diện tích và có năng suất cao, như: Thọ Xuân, Yên Định, Quảng Xương, Nông Cống, Vĩnh Lộc...
Để chủ động trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương tiếp tục đôn đốc bà con nông dân tranh thủ thời gian, lực lượng, thu hoạch gọn lúa hè thu.
Lúa chín từ 80% - 85% là cho thu hoạch ngay, đưa lúa về nhà tránh mưa lũ theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Cùng với việc thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư, phân bón, tranh thủ thời tiết thuận lợi để triển khai kịp thời vụ đông; ưu tiên sử dụng các giống rau, củ, quả ngắn ngày; phát triển các loại cây truyền thống như khoai, ngô.
Một số hộ nông dân đã áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, trồng xen, trồng gối... vừa bảo đảm khung thời vụ vừa tăng hiệu quả cây trồng vụ đông.
Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được 3.000 ha cây trồng vụ đông; trong đó ngô gần 500 ha, ớt hơn 600 ha, rau màu các loại hơn 1.800 ha...
Có thể bạn quan tâm

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.