Toàn Tỉnh Tăng Hơn 3.500 Héc Ta Cây Lâu Năm

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính tới thời điểm hiện nay, tổng diện tích cây trồng lâu năm trên địa bàn tỉnh đã tăng hơn 3.500 hécta so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, loại cây trồng có diện tích tăng cao là hồ tiêu (tăng trên 1.300 hécta), cà phê (tăng hơn 1.200 hécta), xoài (tăng gần 300 hécta)... Đây cũng là các loại cây trồng chủ lực được tỉnh khuyến khích trồng và thâm canh. Mặt khác, diện tích cây trồng lâu năm tại Đồng Nai tăng là do người dân chuyển đổi từ cây ngắn ngày sang trồng cây lâu năm để giảm công lao động, vì khu vực nông thôn hiện đang rất thiếu lao động làm nông nghiệp, nên vào mùa vụ, giá thuê nhân công rất cao.
Riêng diện tích tiêu tăng nhiều nhất là do 3-4 năm trở lại đây, giá tiêu trên thị trường rất cao, nông dân trồng tiêu lời nhiều. Đối với cây xoài trồng mới, đa số nông dân chọn trồng các giống xoài Thái ăn xanh, Cát Hòa Lộc dễ bán và có giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,23% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng

Đầu vụ đã phải chịu thất bại về giống khi tỷ lệ lên chỉ đạt 50 - 60%, giờ đây, khi gừng bắt đầu lên củ, người trồng gừng của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau lại khốn đốn vì dịch bệnh.

Năm 2015, năng suất quả su su Sa Pa đạt khoảng 55 đến 58 tấn/ha, trong khi đó, năm 2014 năng suất đạt 60 tấn/ha.

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.