Toàn Tỉnh Lào Cai Có 39.000 Hộ Chăn Nuôi Chủ Động Nguồn Thức Ăn Cho Gia Súc Trong Mùa Đông

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa đông 2014 - 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 39.000/65.000 hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho khoảng 110.000 gia súc, chủ yếu là dự trữ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh.
Hiện, tổng diện tích cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc trên toàn tỉnh đạt 1.700 ha, với tổng sản lượng hằng năm ước 340.000 tấn, đáp ứng trên 25% nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc.
Tại các huyện vùng cao, như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, hầu hết hộ chăn nuôi đều chủ động thu gom rơm vụ mùa phơi khô, tận dụng vỏ bắp ngô, ủ chua cỏ làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong những ngày giá rét.
Tính đến nay, mỗi huyện gieo ít nhất 10 ha ngô dày làm thức ăn bổ sung cho gia súc ở các xã chăn nuôi trọng điểm, xã có nguy cơ gia súc bị chết đói, chết rét trong mùa đông.
Hiện, toàn tỉnh có gần 30.000 hộ có chuồng nuôi nhốt gia súc, đảm bảo phòng, chống rét, chiếm 45,4% số hộ chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục phát triển. Nhưng trong bản thân khối DN này vẫn tự nhận thấy còn nhiều điểm yếu.

Thông tin từ UBND TP Quy Nhơn cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) đã có quyết định chính thức về việc cấp giấy chứng nhận độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá Quy Nhơn” cho các sản phẩm chả cá được sản xuất và chế biến tại các cơ sở trên địa bàn TP Quy Nhơn.

Những năm gần đây nhiều dự án, mô hình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã được triển khai. Riêng Dự án hỗ trợ Kỹ thuật về giảm nghèo bền vững (PRPP) đã triển khai thí điểm ở 8 tỉnh, trong đó có Bắc Kạn với nhiều mô hình cụ thể, đã và đang giúp người dân từng bước đổi đời.

Bò là một trong những con vật tương đối dễ nuôi, tỷ lệ rủi ro thấp, thức ăn cho bò dễ tìm chủ yếu là các phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, bắp, cám gạo, cỏ… Tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu không đảm bảo quy cách chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc và không đáp ứng đủ liều lượng thức ăn và các loại thức ăn bổ sung thì bò sẽ chậm lớn, trọng lượng giảm sút, ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế của nông dân.

Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện nay đang tăng nhanh, đạt trên 9.800 con. Chủ yếu được nuôi trong dân (trên 6.700 con), trong đó số bò đang cho sữa gần 2.600 con với sản lượng sữa đạt trên 50 tấn/ngày.