Toàn Tỉnh Đã Trồng Được Hơn 1.195 Ha Rừng Các Loại

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.
Trong đó, diện tích rừng phòng hộ đã trồng được 5,6 ha, rừng sản xuất: 1.189,6 ha, rừng thay thế: 119 ha. Các giống cây rừng được trồng trong năm nay chủ yếu là sao đen, muồng đen, keo lá tràm, bời lời đỏ…
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, qua kiểm tra thì hầu hết diện tích rừng trồng đang được quản lý, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ cây sống đạt khá cao. Ðể đạt được kết quả trên, đơn vị cũng đã tuyên truyền phổ biến cho người dân nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng và hoạch toán chi phí đầu tư để biết giá trị kinh tế từ rừng mang lại.
Ðơn vị cũng đã phối hợp với các xã, thôn, bon thực hiện tốt việc tập huấn, cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật trong suốt mùa trồng rừng trong năm. Cơ quan chuyên môn còn đôn đốc, hướng dẫn đơn vị, người dân thực hiện hiệu quả các mặt từ biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng đến các khâu phòng chống cháy rừng. Việc trồng rừng đã được cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương chú trọng gắn với công tác khuyến lâm nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, bên cạnh mặt tích cực đã phát sinh những bất cập cần quan tâm xử lý để bảo đảm phát triển vững chắc.

Mức vốn cho vay tối đa là 4,3 tỷ đồng; thời gian cho vay tối đa là 10 năm. Lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay tối thiểu tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố do UBND thành phố quy định tại thời điểm giải ngân; trong đó, người vay vốn trả lãi suất 3%/năm.

Ông Khổ chia sẻ: “Vươn đến biển khơi không phải lúc nào, nơi nào cũng có nhiều cá, mà phải rong ruổi dài ngày, lênh đênh nhiều nơi. Chi phí xăng dầu chiếm 70% trong mỗi chuyến ra khơi. Trước đây, nhiều chuyến đi biển thu về hàng chục tấn hải sản nhưng lãi chẳng là bao do chi phí xăng dầu quá cao. Đó chưa kể thời điểm giá hải sản hạ thấp phải chấp nhận hòa vốn, có khi thua lỗ”.

Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nhiều phương tiện khai thác thủy sản vẫn bám biển. Dù đón Tết trên biển hay neo tàu đón Tết cùng người thân tại gia đình thì ngư dân Sông Đốc luôn hy vọng nhiều vào chuyến biển cuối năm. Nếu chuyến biển này trúng đậm, cộng thêm chi phí đánh bắt giảm, giá thủy sản khai thác được ổn định và tăng như hiện nay thì ngư dân Sông Đốc sẽ đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 trong sung túc.

Có thể nói, việc nuôi dê hiện nay của nhiều hộ dân ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi có nhiều tiến triển, giúp hộ nghèo có thêm nghề “tay trái” cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Toàn ấp có 310 hộ với 1.500 khẩu nhưng có 35 hộ đã tận dụng đất trống, kê liếp, khoanh vuông để nuôi dê. Tổng số đàn dê hiện nay lên đến gần 500 con. Hộ nuôi nhiều nhất là 100 con, hộ ít nhất 7 con.