Toàn Tỉnh Đã Thành Lập 10 Khu Bảo Vệ Thủy Sản

Sáng 27/12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2013 và kế hoạch phát triển năm 2014.
Từ thí điểm thành lập Khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm cuối năm 2009, đến nay UBND tỉnh đã cho thành lập 10 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích 307,7 ha, chiếm gần 1,5% diện tích đầm phá. Sau khi thành lập các khu bảo vệ thủy sản, một số chi hội nghề cá đã chủ động, tự chủ hơn về tài chính qua việc thu phí tự quản ngư trường được giao quản lý xung quanh khu bảo vệ thủy sản và các hoạt động kinh tế cộng đồng khác như rong câu, phí quỹ tín dụng luân chuyển cộng đồng…
Hiện có 02 khu bảo vệ đang được xem xét phê duyệt thành lập vào năm 2014 và 5 khu vực khác đang khảo sát đề xuất vào những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Thương hiệu muối Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ lâu đã được nhiều nơi biết đến. Thế nhưng, đời sống của diêm dân nơi đây vẫn đang gặp muôn vàn khó khăn...

Nhìn lại đầu năm nay và những năm vừa qua, có thể thấy sản lượng tiêu luôn có xu hướng tăng lên, nhưng giá tiêu vẫn rất tốt, năm sau cao hơn năm trước.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2014 đạt 49.740 tấn, giảm 12% hay 6.837 tấn so với cùng kỳ năm ngoái và giảm chủ yếu trên lĩnh vực nuôi trồng. Trong đó, sản lượng cá tra thâm canh chỉ đạt 38.131 tấn (giảm 19,7% hay 9.376 tấn so với cùng kỳ năm ngoái).

Chi cục Thủy sản vừa tổ chức hội nghị tham quan và nghiệm thu “dự án hỗ trợ sản xuất giống ngao” do HTX thủy sản Kim Trung, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) thực hiện.

Liên tục trong nhiều tháng qua, giá cá ngừ đại dương thu mua tại cảng không vượt quá 100.000 đồng/kg. Điều đáng nói, từ đầu năm đến nay sản lượng cá ngừ ngư dân đánh bắt không bằng các năm trước, thậm chí là mất mùa; doanh nghiệp chế biến thiếu nguyên liệu sản xuất nhưng giá cá thu mua thì lại lên xuống thất thường.