Toàn Tỉnh Đã Thành Lập 10 Khu Bảo Vệ Thủy Sản

Sáng 27/12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2013 và kế hoạch phát triển năm 2014.
Từ thí điểm thành lập Khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm cuối năm 2009, đến nay UBND tỉnh đã cho thành lập 10 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích 307,7 ha, chiếm gần 1,5% diện tích đầm phá. Sau khi thành lập các khu bảo vệ thủy sản, một số chi hội nghề cá đã chủ động, tự chủ hơn về tài chính qua việc thu phí tự quản ngư trường được giao quản lý xung quanh khu bảo vệ thủy sản và các hoạt động kinh tế cộng đồng khác như rong câu, phí quỹ tín dụng luân chuyển cộng đồng…
Hiện có 02 khu bảo vệ đang được xem xét phê duyệt thành lập vào năm 2014 và 5 khu vực khác đang khảo sát đề xuất vào những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr
Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.