Toàn Tỉnh Đã Gieo Cấy 38.628 Ha Lúa Chiêm - Xuân 2014-2015

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 1-2015, bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đã tập trung gieo cấy lúa chiêm-xuân 2014-2015. Tính đến ngày 5-2, toàn tỉnh đã gieo cấy được 38.628 ha lúa/116.000 ha kế hoạch.
Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.
Vụ chiêm-xuân 2014-2015, huyện Yên Định đặt mục tiêu gieo cấy 9.200 ha lúa, để bảo đảm diện tích lúa được gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, huyện, chỉ đạo các HTX tập trung sản xuất mạ khay, huy động máy cấy hoạt động hết công suất và đã gieo cấy được 6.500 ha.
Không chỉ huyện Thọ Xuân, Yên Định mà nhiều địa phương trong tỉnh, bà con nông dân đã và đang khẩn trương gieo cấy, trong đó một số huyện có diện tích gieo cấy đạt cao, như: Thiệu Hóa 4.200 ha, Quảng Xương 3.000 ha, Nga Sơn 2.500 ha...
* Từ kết quả của việc dồn điền đổi thửa và qua quá trình tìm hiểu, học tập các mô hình cấy lúa bằng máy mạ khay, huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với Công ty CP Công – Nông nghiệp Tiến Nông tổ chức trình diễn mô hình máy cấy mạ khay trên diện tích 20 ha, tại 2 xã Quang Trung và Ngọc Liên.
Do làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, các hộ dân đã chuẩn bị tốt nguồn nước, làm đất, bón phân, gieo và chăm sóc mạ (giống lúa VT 404)... đúng quy trình nên buổi trình diễn đã để lại niềm vui cho đông đảo cán bộ, hộ nông dân trên địa bàn huyện. Chỉ khoảng 15 phút, một người điều khiển máy đã cấy xong 1 sào (1 máy có thể thay thế cho 18 đến 20 lao động trong một ngày). Do cấy thẳng hàng, đúng khoảng cách và việc chăm sóc bảo đảm quy trình, lúa sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất vượt trội. Từ mô hình này, huyện Ngọc Lặc sẽ nhân ra diện rộng trong các vụ gieo cấy tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.

Hiện nay, người nuôi tôm Sóc Trăng đã thả nuôi gần 31.000 ha tôm nước lợ, tương đương 7,9 tỉ con giống, đạt 69% kế hoạch. Tuy nhiên đã có 7.400 ha bị thiệt hại, tương đương 1,5 tỉ con giống, chiếm 24% diện tích thả nuôi.