Toàn Tỉnh Đã Gieo Cấy 38.628 Ha Lúa Chiêm - Xuân 2014-2015

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 1-2015, bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đã tập trung gieo cấy lúa chiêm-xuân 2014-2015. Tính đến ngày 5-2, toàn tỉnh đã gieo cấy được 38.628 ha lúa/116.000 ha kế hoạch.
Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.
Vụ chiêm-xuân 2014-2015, huyện Yên Định đặt mục tiêu gieo cấy 9.200 ha lúa, để bảo đảm diện tích lúa được gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, huyện, chỉ đạo các HTX tập trung sản xuất mạ khay, huy động máy cấy hoạt động hết công suất và đã gieo cấy được 6.500 ha.
Không chỉ huyện Thọ Xuân, Yên Định mà nhiều địa phương trong tỉnh, bà con nông dân đã và đang khẩn trương gieo cấy, trong đó một số huyện có diện tích gieo cấy đạt cao, như: Thiệu Hóa 4.200 ha, Quảng Xương 3.000 ha, Nga Sơn 2.500 ha...
* Từ kết quả của việc dồn điền đổi thửa và qua quá trình tìm hiểu, học tập các mô hình cấy lúa bằng máy mạ khay, huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với Công ty CP Công – Nông nghiệp Tiến Nông tổ chức trình diễn mô hình máy cấy mạ khay trên diện tích 20 ha, tại 2 xã Quang Trung và Ngọc Liên.
Do làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, các hộ dân đã chuẩn bị tốt nguồn nước, làm đất, bón phân, gieo và chăm sóc mạ (giống lúa VT 404)... đúng quy trình nên buổi trình diễn đã để lại niềm vui cho đông đảo cán bộ, hộ nông dân trên địa bàn huyện. Chỉ khoảng 15 phút, một người điều khiển máy đã cấy xong 1 sào (1 máy có thể thay thế cho 18 đến 20 lao động trong một ngày). Do cấy thẳng hàng, đúng khoảng cách và việc chăm sóc bảo đảm quy trình, lúa sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất vượt trội. Từ mô hình này, huyện Ngọc Lặc sẽ nhân ra diện rộng trong các vụ gieo cấy tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.

Ông Nguyễn Tiến Bảy, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình - Bắc Ninh) mới đưa chim trĩ đỏ vào chăn nuôi. Qua thời gian thử nghiệm đã cho hiệu quả, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông và nhiều người dân trong vùng.

Trồng cây màu xen canh trong giai đoạn cây thanh long chờ ngày thu trái là phép toán lấy ngắn nuôi dài đạt hiệu quả cao của nông dân Bình Thuận.

Là một xã vùng hạ của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, xã Đức Hòa Thượng là nơi có người nuôi ngựa đua nhiều nhất. Những ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Nở, chủ nhân của hơn 10 con ngựa đua đang trong thời kỳ sung sức. Ở xã Đức Hòa Thượng, ông Nở được đánh giá là người mát tay trong việc nuôi ngựa đua.

Ông Trần Văn Phước ở ấp Nhơn Thọ, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ là người tiên phong trong việc chuyển đổi vườn tạp sang trồng mít.