Toàn Tỉnh Có 53 Trại Chăn Nuôi Gia Cầm Gia Công

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh có đến 53 trại chăn nuôi gia công; số lượng chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm khoảng 51% (với số lượng trên 1,6 triệu con) trong tổng số đàn gia cầm của tỉnh.
Nguyên nhân tăng số lượng trang trại chuyển sang chăn nuôi gia công là do tác động của dịch bệnh và giá cả thị trường, để ổn định đầu ra cho sản phẩm và phải ít chịu rủi ro nên nhiều trang trại chuyển sang chăn nươi gia công.
Theo các chủ trang trại chăn nuôi gia công, độ an toàn với dịch bệnh cao do đội ngũ cán bộ thú y của DN kiểm soát chặt chẽ. Người chăn nuôi chỉ cần đầu tư trang trại, còn tiền giống, thức ăn… đầu ra sản phẩm đều do công ty bao tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh và ngày càng có nhiều doanh nghiệp được xếp vào tốp đầu của cả nước. Điều đó được chứng minh ở tốc độ tăng trưởng với mức bình quân 15,4%/năm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho phép thực hiện thí điểm kéo dài thời gian thông quan từ 07h00 đến 22h00 hàng ngày đối với mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Nam Định giáp ranh với Ninh Bình đã xuất hiện những ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 đầu tiên. Và hiện nay, trên địa bàn cả nước có 7 ổ dịch cúm gia cầm tại 7 huyện của 6 tỉnh chưa qua 21 ngày.

Ông Trần Văn Tánh, nông dân tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) nổi tiếng ở địa phương vì mô hình làm nông không đụng hàng: trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu sạch. Ông còn tận dụng nguồn cỏ này làm thức ăn nuôi dê để có thêm thu nhập.

Người dân dùng các loại lá cây có chất chua như lá giang, lá me và thuốc sát trùng để rơ miệng cho gia súc bị lở mồm long móng