Toàn Tỉnh Có 41 Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 41 doanh nghiệp chế biến thủy sản, trong đó có 10 doanh nghiệp chế biến nước mắm và dạng mắm, 13 doanh nghiệp chế biến đông lạnh, 10 doanh nghiệp chế biến bột cá, 8 doanh nghiệp chế biến hàng khô, cá hấp, sản phẩm chế biến thủy sản khác. Bên cạnh đó, còn có khoảng 1.000 cơ sở hộ gia đình tham gia chế biến thủy sản, tạo việc làm cho hơn 30.000 lao động địa phương.
Nguyên liệu chế biến thủy sản chủ yếu từ nguồn nguyên liệu khai thác, nuôi trồng trong tỉnh và thu mua từ các tỉnh ngoài. Sản lượng một số mặt hàng đạt cao trong tháng 1-2014, như: nước mắm (gần 4 triệu lít), thủy sản đông lạnh (hơn 2.000 tấn), bột cá (hơn 1.000 tấn), sản phẩm dạng mắm (gần 800 tấn), hải sản khô (hơn 800 tấn).
Các cơ sở chế biến nội địa phát triển ổn định, sản phẩm chế biến phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 1-2014 ước đạt gần 7 triệu USD; một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu chính ngạch như: Surimi, tôm đông lạnh...
Có thể bạn quan tâm

Qua quá trình khảo nghiệm, giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá mang đến cho nông hộ những mùa vàng năng suất, chất lượng cao. Rồi giống lạc L23 được phòng chuyên môn đề xuất với chính quyền địa phương bổ sung vào cơ cấu giống mới của huyện. Hay cách chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hình thức khép kín mang lại nhiều lợi ích kinh tế...

Hậu Giang đã và đang tập trung mở rộng mối quan hệ giao lưu, hợp tác thông qua các dự án ưu tiên mời gọi doanh nghiệp gần xa, trong đó có các đối tác nước ngoài như Hàn Quốc tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh trên lĩnh vực nông nghiệp vốn có tại địa phương.

Những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Sơn đã không ngừng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo huy động được sức mạnh cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân.

Năm 2014, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Diện tích gieo trồng đạt gần 6 nghìn ha; chăn nuôi tiếp tục duy trì và phát triển; tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt 28,5 tỷ đồng; trồng mới 250,9 hecta rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 56%...

Cách chợ vài chục mét có rất nhiều hàng quán buôn bán. Chị Hồ Thị Vân, tiểu thương ở xã Phước Chánh cho biết: “Có chợ mới, buôn bán cũng sướng, nhưng chưa có ai vào, một mình mình vào thì bán cho ai. Nhà sát mặt đường, mở hàng bán tại nhà vừa bán vừa trông nhà. Để hàng trong chợ không có ai trông coi, tôi rất sợ mất”.