Toàn Tỉnh Có 19,5 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Bình Định

Theo Sở NN - PTNT tỉnh Bình Định, hiện các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 1.560 ha mặt nước, chiếm 71% diện tích hiện có, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, môi trường nuôi bị ô nhiễm, đầu tư chăm sóc chưa đúng mức nên nhiều vùng nuôi tôm đã xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm. Hiện có 19,5 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và thu nhập của người nuôi.
Trước tình hình trên, ngành chức năng của tỉnh, huyện đã phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng xử lý diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh; hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 2,5 tháng, ngắn hơn so với các loại cây trồng khác. Tính ra năng suất khoảng hơn 2 tấn/công. Chỉ cần bí có giá 4.000đ/kg là bà con đã có lãi gấp 2 – 3 lần so với trồng một số loại cây khác như đậu phộng, đậu xanh, ớt…Năm nay, giá bí ở mức 6.000 đến 8.000đ/kg”.

Dù còn gần 1 tháng nữa mùa vụ trồng dưa hấu tết mới bắt đầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhu cầu về hạt giống đã lên đỉnh điểm, nhất là các loại hạt giống dưa hấu trồng để chưng tết.

Một câu chuyện thực tế đang xảy ra và cũng rất đáng phải suy nghĩ, khi trên cùng một vùng đất, một thời điểm và cùng một loại cây trồng, song lại có một số ít nông dân “sống khỏe, sống tốt” giữa bối cảnh cả vùng đang điêu đứng bởi vấn nạn được mùa mất giá.

Ngày 31/10 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu giống gà Sơn Tinh (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh đã chính thức khởi công dự án xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm do Tập đoàn Hoài Nam - Hoài Bắc (TP.HCM) thiết kế, thi công.

Trong những năm trở lại đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển KT - XH. Nhiều hộ dân đã biết đưa các loài vật nuôi mới, có giá trị vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; đặc biệt là mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ.