Tọa đàm tìm hiểu nguyên nhân tôm chết ở HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa Sóc Trăng

Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.
Đây là buổi tọa đàm có ý nghĩa quan trọng trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua ở các hộ nuôi là thành viên HTX Hòa Nghĩa. Theo anh Ngô Thanh Tuấn - Giám đốc HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa cho biết: “Sau hơn chục năm với nhiều vụ nuôi tôm sú thắng lợi liên tiếp, thì đến vụ tôm 2015 này, 16 thành viên của HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, với gần 22 ha tôm nuôi vừa xảy ra dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt (chỉ có 1 thành viên có lãi)”.
Với tình hình trên, việc tổ chức buổi hội thảo này là hết sức cần thiết. Thông qua buổi hội thảo, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 và Chi cục Thú y Sóc Trăng phối đã phân tích, đánh giá tình hình nuôi tôm, nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh, kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi. Đồng thời có những hướng dẫn kịp thời về công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, cũng như thông qua Chỉ thị số 06 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh và kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào trong tôm nuôi nước lợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2015.
Theo kết quả theo dõi tình hình nuôi tôm của các hộ thuộc HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa mà Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 công bố tại buổi tọa đàm thì trong quá trình thu mẫu tôm theo định kỳ tại hộ Đỗ Văn Tel không phát hiện sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh như: HPV, MBV, AHPND (Vibrio parahaemolyticus), YHCV, EHP (vi bào tử trùng). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra bệnh hoại tử gan tụy cũng như kết quả kiểm tra Vibrio parahaemolyticus cho kết quả âm tính.
Chỉ tiêu Vibrio tổng số và Vibrio phát sáng có sự gia tăng đột biến ở đợt thu mẫu cuối trước khi thu hoạch sớm gắn với trường hợp gan tụy không tốt. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến gan tụy tôm. Còn tại hộ ông Nguyễn Văn Kim, đối với chỉ tiêu chất lượng nước cho thấy: Các chỉ tiêu phân tích có giá trị nằm trong khoảng cho phép tôm nuôi phát triển; tuy nhiên, ở đợt thu mẫu cuối có hàm lượng NO2 trong ao cao, đây là một trong những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi…
Buổi tọa đàm cũng dành nhiều thời gian để trao đổi, giải đáp những thắc mắc các hộ nuôi tôm liên quan đến quy trình nuôi tôm sạch, bền vững; các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý khôi phục môi trường ao nuôi sau dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống và chế phẩm nuôi tôm; nuôi tôm an toàn trong vùng dịch…
Qua đó góp phần xây dựng quy trình nuôi tôm khoa học, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và hướng đến mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi người nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt đang lúng túng, người bỏ chuồng không, người nuôi cầm chừng chưa muốn tái đàn do dịch bệnh, giá giống và thức ăn chăn nuôi tăng cao thì con chim cút trở thành vật nuôi thay thế ưu việt.

Tỉnh Sóc Trăng đang bước vào chính vụ nuôi tôm, Công ty Điện lực tỉnh này đang đối mặt với tình trạng quá tải cung cấp điện do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển quá nhanh.

Trong những năm qua, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân ổn định và phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn đã có những chuyển biến, đời sống nông dân được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Cùng với dịch bệnh lây lan liên tỉnh trên các ao hồ nuôi tôm, người nuôi trồng thủy sản tại miền Trung như ngồi trên đống lửa khi ngành chức năng chưa tìm ra nguyên nhân cá nuôi chắn sáo ở phá Tam Giang đồng loạt… nổi bụng chết sình.

Người trồng cà chua tại thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương) đang lo lắng vì cà chua xuất hiện bệnh khảm, một bệnh ít gặp nhưng gây tổn thất lớn.