Tọa đàm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Vĩnh Hiệp Sóc Trăng

Tại buổi tọa đàm, các cán bộ của Chi cục Thú y đã cung cấp những thông tin về tình hình thiệt hại tôm trong thời gian qua, tình hình giám sát dịch bệnh, cảnh báo những bệnh thường hay gặp trong quá trình nuôi tôm;
Đồng thời giới thiệu sơ nét về mô hình nuôi tôm kết hợp nuôi cá rô phi.
Dịp này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã An Hiệp đã nêu những thắc mắc trong nuôi tôm như:
Quy trình, kỹ thuật nuôi, phương pháp trộn thức ăn cho tôm để đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; cách phòng ngừa một số dịch bệnh thường hay gặp trên tôm; cách xử lý môi trường nước sạch…
Bà con cũng kiến nghị các ngành chức năng cần tổ chức quản lý tốt nguồn giống, kiểm tra thuốc nuôi trồng thủy sản, tránh để thuốc giả tràn lan trên thị trường.
Ông Mai Văn Đấu – Tổ trưởng Tổ hợp tác Toàn Thắng tại xã Vĩnh Hiệp cho biết, năm 2015, diện tích thả nuôi tôm của các thành viên là 30,31 ha/40,35 ha, giảm so với năm rồi, do thời tiết không thuận lợi nên nhiều người thả thăm dò.
Ngoài ra, do nguồn điện không đủ cung cấp để nuôi tôm, giá cả còn bấp bênh trong khi người dân còn khó khăn về nguồn vốn nên diện tích thả nuôi chưa đạt 100%.
Tuy năm nay tỷ lệ thiệt hại trong tổ hợp tác khoảng 50% diện tích nhưng trong số thiệt hại nhiều bà con vẫn huề vốn. Dự kiến qua tháng 10, thời tiết thuận lợi hơn, bà con sẽ tiếp tục thả nuôi diện tích còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Vasep cũng kiến nghị, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công Thương đưa nhóm cá ngừ vào gói đàm phán thương mại, để có thuế xuất khẩu 0%. Theo Vasep, “gỡ” được các vướng mắc, xuất khẩu cá ngừ có thể lên 2 tỷ USD/năm, chứ không chỉ khoảng 600 triệu USD/năm như hiện nay.

Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông sản, cải tạo chất lượng giống là giải pháp then chốt để hiệu quả sản xuất tăng lên. Trung Tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng là đơn vị góp phần cải tạo chất lượng giống vật nuôi để cung ứng cho như cầu phát triển của địa phương.

Thành công từ mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan đã tháo gỡ được nỗi lo của người nuôi tôm, góp phần khôi phục lại môi trường nuôi trồng thủy sản, vừa mở ra hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

Cụ thể, loại tôm sú cỡ 40 con/kg được bán với giá 175 - 185 ngàn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205 - 215 ngàn đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg có giá 130 - 140 ngàn đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg cũng được bán với giá 100 - 110 ngàn đồng/kg.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất sát trùng Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.