Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tọa đàm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Vĩnh Hiệp Sóc Trăng

Tọa đàm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Vĩnh Hiệp Sóc Trăng
Ngày đăng: 09/10/2015

Tại buổi tọa đàm, các cán bộ của Chi cục Thú y đã cung cấp những thông tin về tình hình thiệt hại tôm trong thời gian qua, tình hình giám sát dịch bệnh, cảnh báo những bệnh thường hay gặp trong quá trình nuôi tôm;

Đồng thời giới thiệu sơ nét về mô hình nuôi tôm kết hợp nuôi cá rô phi.

Dịp này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã An Hiệp đã nêu những thắc mắc trong nuôi tôm như:

Quy trình, kỹ thuật nuôi, phương pháp trộn thức ăn cho tôm để đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; cách phòng ngừa một số dịch bệnh thường hay gặp trên tôm; cách xử lý môi trường nước sạch…

Bà con cũng kiến nghị các ngành chức năng cần tổ chức quản lý tốt nguồn giống, kiểm tra thuốc nuôi trồng thủy sản, tránh để thuốc giả tràn lan trên thị trường.

Ông Mai Văn Đấu – Tổ trưởng Tổ hợp tác Toàn Thắng tại xã Vĩnh Hiệp cho biết, năm 2015, diện tích thả nuôi tôm của các thành viên là 30,31 ha/40,35 ha, giảm so với năm rồi, do thời tiết không thuận lợi nên nhiều người thả thăm dò.

Ngoài ra, do nguồn điện không đủ cung cấp để nuôi tôm, giá cả còn bấp bênh trong khi người dân còn khó khăn về nguồn vốn nên diện tích thả nuôi chưa đạt 100%.

Tuy năm nay tỷ lệ thiệt hại trong tổ hợp tác khoảng 50% diện tích nhưng trong số thiệt hại nhiều bà con vẫn huề vốn. Dự kiến qua tháng 10, thời tiết thuận lợi hơn, bà con sẽ tiếp tục thả nuôi diện tích còn lại.


Có thể bạn quan tâm

Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.

07/05/2015
Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam phải thận trọng Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam phải thận trọng

Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.

07/05/2015
Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

07/05/2015
Máy vét rơm của Hùng Rơm Máy vét rơm của Hùng Rơm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

07/05/2015
Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

08/05/2015