Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Tại buổi tọa đàm, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh được đặt ra, đặc biệt là vấn đề nuôi tôm với các mô hình như nuôi quảng canh, nuôi công nghiệp, nuôi tôm trong rừng, tôm xen lúa.
Đồng thời, các đại biểu cũng thảo luận các chính sách liên quan đến phát triển thủy sản bà con nông dân quan tâm đã được các khách mời giải đáp đầy đủ. Ngoài ra, có nhiều ý kiến xoay quanh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển thủy sản.
Trước sự quan tâm của bà con xung quanh các vấn đề về nguồn nhân lực cũng như định hướng phát triển thủy sản trong thời gian tới, tại buổi tọa đàm, các vị khách mời đã giải đáp những khúc mắc, khó khăn cũng như nêu lên những định hướng cho phát triển thủy sản của Cà Mau tới năm 2020.
Theo đó, cần tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao tay nghề cho người nuôi. Đặc biệt, người nuôi không chỉ biết về kỹ thuật nuôi mà còn phải có khả năng đánh giá, nhận biết được chất lượng các yếu tố đầu vào như: con giống, các loại vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản; biết cách đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những chiến lược quan trọng của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. Cà Mau sẽ phối hợp cùng các sở ban ngành mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho người dân.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện Cà Mau là một trong những tỉnh có diện tích nuôi trồng và khai thác sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước. Trong năm qua, tổng sản lượng gần 480.000 tấn, trong đó có gần 165.000 tấn tôm; giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp đóng góp hơn 36% cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong đó thủy sản chiếm gần 80% giá trị của ngành nông nghiệp. Qua đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2013, cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó vùng có đàn gia cầm lớn nhất là ĐBSH với hơn 85 triệu con; tiếp đến là ĐBSCL 58,7 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm hiện nay chủ yếu theo quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và định hướng thị trường.

Mắc ca là loại cây công nghiệp mới bắt đầu phát triển vào giữa thế kỷ 20 tại Úc, Mỹ, sau đó mở rộng ra một số nước khác như Nam Phi, Guatemala, Nigeria, diện tích trồng trọt đến nay trên toàn thế giới mới đạt 80.000 ha (2014).

Cũng từ đây các cán bộ di truyền giống đã lai tạo chọn lọc thành công một giống lúa cao sản ngắn ngày, trồng được ba vụ trong năm trong tất cả các vùng sinh thái đồng bằng: hạt rất dài (> 7,5 mm), chất lượng cơm không thua kém các giống lúa mùa địa phương quang cảm ở thượng nguồn Mekong (Thái Lan, Campuchia).

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.