Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau
Ngày đăng: 28/04/2015

Tại buổi tọa đàm, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh được đặt ra, đặc biệt là vấn đề nuôi tôm với các mô hình như nuôi quảng canh, nuôi công nghiệp, nuôi tôm trong rừng, tôm xen lúa.

Đồng thời, các đại biểu cũng thảo luận các chính sách liên quan đến phát triển thủy sản bà con nông dân quan tâm đã được các khách mời giải đáp đầy đủ. Ngoài ra, có nhiều ý kiến xoay quanh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển thủy sản.

Trước sự quan tâm của bà con xung quanh các vấn đề về nguồn nhân lực cũng như định hướng phát triển thủy sản trong thời gian tới, tại buổi tọa đàm, các vị khách mời đã giải đáp những khúc mắc, khó khăn cũng như nêu lên những định hướng cho phát triển thủy sản của Cà Mau tới năm 2020.

Theo đó, cần tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao tay nghề cho người nuôi. Đặc biệt, người nuôi không chỉ biết về kỹ thuật nuôi mà còn phải có khả năng đánh giá, nhận biết được chất lượng các yếu tố đầu vào như: con giống, các loại vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản; biết cách đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm.

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những chiến lược quan trọng của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. Cà Mau sẽ phối hợp cùng các sở ban ngành mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho người dân.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện Cà Mau là một trong những tỉnh có diện tích nuôi trồng và khai thác sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước. Trong năm qua, tổng sản lượng gần 480.000 tấn, trong đó có gần 165.000 tấn tôm; giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp đóng góp hơn 36% cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong đó thủy sản chiếm gần 80% giá trị của ngành nông nghiệp. Qua đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Lợi Ích Kép Mô Hình Chăn Nuôi Lợi Ích Kép

Từ khi áp dụng cách thức chăn nuôi mới theo mô hình an toàn sinh học, đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã có 140 hộ tham gia. Với lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được năng lượng biogas để sử dụng trong sinh hoạt, mô hình chăn nuôi mang lợi ích kép này đã được nông dân đánh giá rất cao.

26/06/2013
Sơ Kết Mô Hình Khảo Nghiệm Trồng Chanh Dây Ở Xã Vùng Cao An Toàn Sơ Kết Mô Hình Khảo Nghiệm Trồng Chanh Dây Ở Xã Vùng Cao An Toàn

Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.

26/06/2013
Đổi Đời Nhờ Ngô Lai Đổi Đời Nhờ Ngô Lai

Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.

26/06/2013
Chuyển 200.000ha Đất Lúa Trồng Cây Màu Chuyển 200.000ha Đất Lúa Trồng Cây Màu

Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

26/06/2013
Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.

26/06/2013