Tổ hợp tác sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP
Nông dân xông đèn thanh long để xử lý ra hoa trái vụ.
Viện Cây ăn quả miền Nam đã hỗ trợ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP cho Tổ hợp tác sản xuất thanh long xã Quơn Long nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp trái thanh long có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới (châu Âu).
Tổ hợp tác sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP với 21 hộ tham gia cùng diện tích gần 20 ha, tập trung ở hai ấp Quang Khương và Quang Ninh.
Thời gian qua, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu (Cục Bảo vệ thực vật) đã cấp mã số xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ cho Tổ hợp tác thanh long xã Quơn Long.
Có thể bạn quan tâm

Với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, xuất khẩu thủy sản năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm 15% so với 2014.

Ông Nguyễn Trung Tấn (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắc đầu ngao ngán: “Trước nuôi tôm công nghiệp dễ làm giàu, làm chơi mà ăn thiệt. Còn giờ làm thiệt lại không có ăn.

Vitamin C đã được nghiên cứu và đánh giá là một yếu tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu cho tôm, cá. Sử dụng Vitamin C trong quá trình nuôi là rất cần thiết, giúp việc phòng bệnh cho tôm cá được tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Cá chiên thường sống ở khu vực nước sạch, dòng chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá. Cá chiên là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.

Quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (trong đó có tôm) được ban hành và đưa vào áp dụng tại Nghệ An từ năm 2011.