Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Sản Xuất Sò Huyết Hoạt Động Hiệu Quả

Tổ Hợp Tác Sản Xuất Sò Huyết Hoạt Động Hiệu Quả
Ngày đăng: 27/06/2014

Trước đây phong trào nuôi sò huyết ở ấp Xẻo Lá A (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) chỉ mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất không cao, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

Được sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện An Minh đã vận động những hộ nuôi sò huyết trong Ấp thành lập Tổ hợp tác để cùng nhau sản xuất sò huyết đạt hiệu quả.

Sau gần 7 năm thành lập, với 8 thành viên tham gia, tổng diện tích thả nuôi sò huyết là 20,5ha, đến nay số thành viên này vẫn được duy trì với mức thu nhập bình quân mỗi hộ từ 120-150 triệu đồng/ha/năm.

Nhờ có Tổ hợp tác, các xã viên có cơ hội được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng mỗi hộ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kinh tế hợp tác xã và được tìm tòi học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý và nuôi sò như: kỹ thuật nuôi, bón phân gây màu tạo thức ăn tự nhiên cho sò, chọn thời điểm thả giống, chăm sóc và quản lý, giá cả thị trường…

Nguyên tắc hoạt động của các Tổ hợp tác là: Trước mỗi mùa vụ các thành viên cùng nhau bàn bạc việc mua con giống đạt chất lượng và giá cả hợp lý, chọn địa điểm mua để tiết kiệm chi phí, chọn thời điểm thả giống, cùng nhau bảo vệ dịch hại và cùng bàn biện pháp giải quyết khi gặp vấn đề khó khăn.

Hình thức hoạt động này đã giúp Tổ hợp tác quản lý và chăm sóc sò đạt hiệu quả, giảm thiểu dịch bệnh, từ đó tăng năng suất, thu nhập cho mỗi gia đình; đồng thời tình đoàn kết của bà con ngày càng thêm gắn bó.

Theo các xã viên, sò huyết giống bắt đầu thả vào khoảng tháng 4-5, số lượng thả 1 tấn sò giống/ha, đến thời điểm giao mùa khoảng tháng 9-10 sò thường bị nhiễm bệnh, các xã viên thường liên hệ với cán bộ kỹ thuật của xã, huyện, tỉnh để xử lý nhằm hạn chế rủi ro. Sau thời gian nuôi từ 10-12 tháng, sò cho thu hoạch, năng suất đạt bình quân 10 tấn sò thịt/ha.

Ngoài tăng thu nhập cho các xã viên trong Tổ, hàng năm Tổ hợp tác giải quyết việc làm cho từ 10-20 lao động ở địa phương, ủng hộ tiền xây dựng giao thông nông thôn trong xã từ 1-2 triệu đồng và các nguồn quỹ phúc lợi khác.

Với những kết quả đạt được trong những năm qua, Tổ hợp tác đã đạt danh hiệu tập thể sản xuất kinh doanh giỏi.


Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP

Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang đã tiến hành nghiệm thu, đánh giá xếp loại B đề tài "Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP", do Chi cục Quản lý Nông - Lâm sản và Thủy sản chủ trì, Kỹ sư Phan Ngọc Tâm làm chủ nhiệm.

03/09/2015
Gà công nghiệp tăng giá trở lại Gà công nghiệp tăng giá trở lại

Hiện gà công nghiệp bán tại trại có giá 24 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 4 ngàn đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá gà tăng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này của thị trường đang rất tốt.

03/09/2015
Hỗ trợ thức ăn giải pháp tích cực bảo bệ đàn gia súc vượt qua hạn hán Hỗ trợ thức ăn giải pháp tích cực bảo bệ đàn gia súc vượt qua hạn hán

Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đàn gia súc có sừng của các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận. Để giúp nông dân duy trì sản xuất, tỉnh đã chi hơn 46 tỷ đồng từ nguồn kinh phí chống hạn của Trung ương hỗ trợ hộ chăn nuôi mua thức ăn cho gia súc. Động thái tích cực này đã góp phần giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

03/09/2015
Mía tím mất mùa, được giá Mía tím mất mùa, được giá

Năm nay, do tác động của hạn hán nên nhiều diện tích mía tím trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề. Bù lại, vào kỳ thu hoạch, giá mía tăng cao nên phần nào giúp người trồng mía bớt khó khăn.

03/09/2015
Mô hình bắp lai SK100 năng suất đạt 83 tạ/ha Mô hình bắp lai SK100 năng suất đạt 83 tạ/ha

Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam vừa phối hợp với Hội Nông dân huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo tổng kết mô hình bắp lai SK100 vụ hè thu năm 2015.

03/09/2015