Tổ Hợp Tác Sản Xuất Sò Huyết Hoạt Động Hiệu Quả

Trước đây phong trào nuôi sò huyết ở ấp Xẻo Lá A (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) chỉ mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất không cao, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Được sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện An Minh đã vận động những hộ nuôi sò huyết trong Ấp thành lập Tổ hợp tác để cùng nhau sản xuất sò huyết đạt hiệu quả.
Sau gần 7 năm thành lập, với 8 thành viên tham gia, tổng diện tích thả nuôi sò huyết là 20,5ha, đến nay số thành viên này vẫn được duy trì với mức thu nhập bình quân mỗi hộ từ 120-150 triệu đồng/ha/năm.
Nhờ có Tổ hợp tác, các xã viên có cơ hội được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng mỗi hộ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kinh tế hợp tác xã và được tìm tòi học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý và nuôi sò như: kỹ thuật nuôi, bón phân gây màu tạo thức ăn tự nhiên cho sò, chọn thời điểm thả giống, chăm sóc và quản lý, giá cả thị trường…
Nguyên tắc hoạt động của các Tổ hợp tác là: Trước mỗi mùa vụ các thành viên cùng nhau bàn bạc việc mua con giống đạt chất lượng và giá cả hợp lý, chọn địa điểm mua để tiết kiệm chi phí, chọn thời điểm thả giống, cùng nhau bảo vệ dịch hại và cùng bàn biện pháp giải quyết khi gặp vấn đề khó khăn.
Hình thức hoạt động này đã giúp Tổ hợp tác quản lý và chăm sóc sò đạt hiệu quả, giảm thiểu dịch bệnh, từ đó tăng năng suất, thu nhập cho mỗi gia đình; đồng thời tình đoàn kết của bà con ngày càng thêm gắn bó.
Theo các xã viên, sò huyết giống bắt đầu thả vào khoảng tháng 4-5, số lượng thả 1 tấn sò giống/ha, đến thời điểm giao mùa khoảng tháng 9-10 sò thường bị nhiễm bệnh, các xã viên thường liên hệ với cán bộ kỹ thuật của xã, huyện, tỉnh để xử lý nhằm hạn chế rủi ro. Sau thời gian nuôi từ 10-12 tháng, sò cho thu hoạch, năng suất đạt bình quân 10 tấn sò thịt/ha.
Ngoài tăng thu nhập cho các xã viên trong Tổ, hàng năm Tổ hợp tác giải quyết việc làm cho từ 10-20 lao động ở địa phương, ủng hộ tiền xây dựng giao thông nông thôn trong xã từ 1-2 triệu đồng và các nguồn quỹ phúc lợi khác.
Với những kết quả đạt được trong những năm qua, Tổ hợp tác đã đạt danh hiệu tập thể sản xuất kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

UBND huyện Thanh Thủy vừa phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị giới thiệu giống lúa thuần Thiên ưu 8 và một số giống cây trồng mới vào địa bàn huyện.

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất..

Vùng đất trồng cỏ bây giờ vốn là vùng trồng màu trọng điểm của thôn Bắc Bình. Đất gần sông nên khá màu mỡ, vì vậy khi thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế về vận động người dân thí điểm dự án trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất này thì dân ở đây không đồng tình.

Với tựa đề “Việt Nam bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng như thế nào?”, chuyên gia Pavel Vinogradov, Tổng biên tập tạp chí “Thế giới đa cực” (Nga) đã đưa ra một số đánh giá về nền kinh tế Việt nam trong năm 2014.

Vụ mùa năm 2013, Trường Đại học Hồng Đức đã hỗ trợ toàn bộ nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con nông dân xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) triển khai thực hiện mô hình khôi phục giống lúa nếp hạt cau bản địa, với quy mô 3,5 ha.