Tổ Hợp Tác Sản Xuất Sò Huyết Hoạt Động Hiệu Quả

Trước đây phong trào nuôi sò huyết ở ấp Xẻo Lá A (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) chỉ mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất không cao, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Được sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện An Minh đã vận động những hộ nuôi sò huyết trong Ấp thành lập Tổ hợp tác để cùng nhau sản xuất sò huyết đạt hiệu quả.
Sau gần 7 năm thành lập, với 8 thành viên tham gia, tổng diện tích thả nuôi sò huyết là 20,5ha, đến nay số thành viên này vẫn được duy trì với mức thu nhập bình quân mỗi hộ từ 120-150 triệu đồng/ha/năm.
Nhờ có Tổ hợp tác, các xã viên có cơ hội được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng mỗi hộ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kinh tế hợp tác xã và được tìm tòi học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý và nuôi sò như: kỹ thuật nuôi, bón phân gây màu tạo thức ăn tự nhiên cho sò, chọn thời điểm thả giống, chăm sóc và quản lý, giá cả thị trường…
Nguyên tắc hoạt động của các Tổ hợp tác là: Trước mỗi mùa vụ các thành viên cùng nhau bàn bạc việc mua con giống đạt chất lượng và giá cả hợp lý, chọn địa điểm mua để tiết kiệm chi phí, chọn thời điểm thả giống, cùng nhau bảo vệ dịch hại và cùng bàn biện pháp giải quyết khi gặp vấn đề khó khăn.
Hình thức hoạt động này đã giúp Tổ hợp tác quản lý và chăm sóc sò đạt hiệu quả, giảm thiểu dịch bệnh, từ đó tăng năng suất, thu nhập cho mỗi gia đình; đồng thời tình đoàn kết của bà con ngày càng thêm gắn bó.
Theo các xã viên, sò huyết giống bắt đầu thả vào khoảng tháng 4-5, số lượng thả 1 tấn sò giống/ha, đến thời điểm giao mùa khoảng tháng 9-10 sò thường bị nhiễm bệnh, các xã viên thường liên hệ với cán bộ kỹ thuật của xã, huyện, tỉnh để xử lý nhằm hạn chế rủi ro. Sau thời gian nuôi từ 10-12 tháng, sò cho thu hoạch, năng suất đạt bình quân 10 tấn sò thịt/ha.
Ngoài tăng thu nhập cho các xã viên trong Tổ, hàng năm Tổ hợp tác giải quyết việc làm cho từ 10-20 lao động ở địa phương, ủng hộ tiền xây dựng giao thông nông thôn trong xã từ 1-2 triệu đồng và các nguồn quỹ phúc lợi khác.
Với những kết quả đạt được trong những năm qua, Tổ hợp tác đã đạt danh hiệu tập thể sản xuất kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn thanh long đưa về hai chợ đầu mối này chủ yếu là của Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, sau đó chuyển đi tiêu thụ ở các chợ nội thành hay khu vực lân cận. Còn tại Hà Nội, hiện cũng có hai chợ đầu mối gồm Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ) và chợ đầu mối Long Biên.

Theo định hướng hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tỉnh ta xác định cơ giới hóa sản xuất là một trong những khâu then chốt, nhằm giảm chi phí sản xuất, giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp lúc mùa vụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Phan Thanh Sơn, ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội (TX. Cai Lậy) được người dân nơi đây biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nhờ mô hình nuôi gà nòi thả vườn.

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.