Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ

Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ
Ngày đăng: 10/09/2015

Hội thảo mô hình trồng nhãn tiêu da bò của Tổ hợp tác sản xuất xã Tân Hạnh.

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Mô hình trồng nhãn này có quy mô trên 10ha của hơn 25 hộ nông dân với độ tuổi cây trung bình từ 15 - 25 năm, đã được Chi cục BVTV tập huấn hướng dẫn quy trình phòng chống bệnh chổi rồng, thực hiện sản xuất theo hướng GAP (có ghi chép sổ tay nhật ký và làm nhà vệ sinh, chỗ pha thuốc, kho chứa thuốc BVTV…)

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 4/2015 đến tháng 8/2015 đang cho trái và đã thu hoạch với năng suất rất cao (trên 17 tấn/ha).

Để được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 cấp mã vùng trồng thì ngay từ đầu năm 2015, Chi cục BVTV Vĩnh Long đã phối hợp với chính quyền địa phương làm lễ phát động chiến dịch phòng chống dịch bệnh và chọn Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh đăng ký với Cục BVTV để đầu tư hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác, các điều kiện để được cấp mã vùng trồng.

Sau khi được cấp mã vùng đến nay, quy trình sản xuất của bà con nông dân ở đây được giám sát chặt chẽ, dịch hại trên cây nhãn được theo dõi và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, đảm bảo để cây nhãn phát triển tốt.

Các hộ tham gia vùng nhãn xuất khẩu đều tích cực thực hiện các quy trình sản xuất theo hướng dẫn của Chi cục BVTV tỉnh, nhãn cho năng suất cao, đồng đều, mã đẹp.

Bà con nông dân đang tập trung chăm sóc theo quy trình VietGAP, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học và đảm bảo đúng thời gian cách ly để tạo sản phẩm an toàn. Đây là tin vui với nông dân, mở ra cơ hội đối với người trồng vải và nhãn trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Việc được cấp mã số vùng trồng cho cây nhãn sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhãn của Vĩnh Long được nhập khẩu vào thị trường Mỹ là tín hiệu đáng mừng cho nông dân Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ khi Mỹ là thị trường khó tính về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vì vậy, người trồng nhãn, vải cần ý thức được rằng đây là cơ hội tốt cần nắm bắt, song họ cũng có những yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là về an toàn thực phẩm. Theo đó, bà con cần đổi mới phương thức sản xuất, trước hết là hình thành các mô hình sản xuất liên kết như hợp tác xã hoặc các nhóm nông dân cùng sở thích để tổ chức sản xuất hàng hóa.

Trong quá trình sản xuất, phải áp dụng các quy trình sản xuất an toàn như VietGAP hoặc GlobalGAP; áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để tạo sản phẩm an toàn.

Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu vùng, chỉ dẫn địa lý cho vải, nhãn sẽ rất có lợi cho việc xuất khẩu, khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Được biết, ngoài Tổ hợp tác sản xuất nhãn xã Tân Hạnh được cấp mã code đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ đối với cây nhãn tiêu da bò thì hiện nay Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp- PTNT cũng đang xúc tiến làm hồ sơ cấp mã code cho Tổ hợp tác sản xuất nhãn xuồng cơm vàng xã An Bình (Long Hồ), dự kiến trong tháng sau cũng sẽ được xét cấp mã code.


Có thể bạn quan tâm

Người Góp Công Khôi Phục Giống Gà Tiên Yên Ở Quảng Ninh Người Góp Công Khôi Phục Giống Gà Tiên Yên Ở Quảng Ninh

Đến thôn Tài Tùng, xã Yên Than (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), hỏi trang trại nuôi gà của anh Phạm Văn Bình ai cũng biết, bởi anh là một trong những người tiên phong bỏ công sức và kinh phí để khôi phục lại giống gà Tiên Yên nổi tiếng trước đây.

24/09/2014
Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Gia Trại Ở Quỳnh Phụ (Thái Bình) Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Gia Trại Ở Quỳnh Phụ (Thái Bình)

Thỏ là vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công sức, vốn ít, có thể tận dụng thức ăn ngay tại địa phương, nhu cầu thị trường rất lớn, đang là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của nhiều hộ nông dân ở Quỳnh Phụ (Thái Bình).

24/09/2014
Ngân Hàng Hỗ Trợ Nông Dân Ngân Hàng Hỗ Trợ Nông Dân

Được tiếp sức nguồn vốn vay ưu đãi từ Agribank Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân đã đầu tư đúng hướng, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.

24/09/2014
Giá Lúa Cao Nông Dân Có Lãi Ở Cái Bè (Tiền Giang) Giá Lúa Cao Nông Dân Có Lãi Ở Cái Bè (Tiền Giang)

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) gieo sạ hơn 17 ngàn hecta. Cơ cấu giống vẫn là những giống lúa kháng rầy, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, bên cạnh đó bà con nông dân đã tích cực chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, nên hầu hết các diện tích đều phát triển tốt, tránh được bệnh rầy nâu và một số dịch bệnh hại lúa khác, ước tính năng suất bình quân đạt hơn 6 tấn/ha.

24/09/2014
Gia Lai Trồng Mới Và Tái Canh Trên 800 Ha Cà Phê Gia Lai Trồng Mới Và Tái Canh Trên 800 Ha Cà Phê

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.

24/09/2014