Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ

Hội thảo mô hình trồng nhãn tiêu da bò của Tổ hợp tác sản xuất xã Tân Hạnh.
Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Mô hình trồng nhãn này có quy mô trên 10ha của hơn 25 hộ nông dân với độ tuổi cây trung bình từ 15 - 25 năm, đã được Chi cục BVTV tập huấn hướng dẫn quy trình phòng chống bệnh chổi rồng, thực hiện sản xuất theo hướng GAP (có ghi chép sổ tay nhật ký và làm nhà vệ sinh, chỗ pha thuốc, kho chứa thuốc BVTV…)
Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 4/2015 đến tháng 8/2015 đang cho trái và đã thu hoạch với năng suất rất cao (trên 17 tấn/ha).
Để được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 cấp mã vùng trồng thì ngay từ đầu năm 2015, Chi cục BVTV Vĩnh Long đã phối hợp với chính quyền địa phương làm lễ phát động chiến dịch phòng chống dịch bệnh và chọn Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh đăng ký với Cục BVTV để đầu tư hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác, các điều kiện để được cấp mã vùng trồng.
Sau khi được cấp mã vùng đến nay, quy trình sản xuất của bà con nông dân ở đây được giám sát chặt chẽ, dịch hại trên cây nhãn được theo dõi và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, đảm bảo để cây nhãn phát triển tốt.
Các hộ tham gia vùng nhãn xuất khẩu đều tích cực thực hiện các quy trình sản xuất theo hướng dẫn của Chi cục BVTV tỉnh, nhãn cho năng suất cao, đồng đều, mã đẹp.
Bà con nông dân đang tập trung chăm sóc theo quy trình VietGAP, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học và đảm bảo đúng thời gian cách ly để tạo sản phẩm an toàn. Đây là tin vui với nông dân, mở ra cơ hội đối với người trồng vải và nhãn trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Việc được cấp mã số vùng trồng cho cây nhãn sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhãn của Vĩnh Long được nhập khẩu vào thị trường Mỹ là tín hiệu đáng mừng cho nông dân Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ khi Mỹ là thị trường khó tính về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vì vậy, người trồng nhãn, vải cần ý thức được rằng đây là cơ hội tốt cần nắm bắt, song họ cũng có những yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là về an toàn thực phẩm. Theo đó, bà con cần đổi mới phương thức sản xuất, trước hết là hình thành các mô hình sản xuất liên kết như hợp tác xã hoặc các nhóm nông dân cùng sở thích để tổ chức sản xuất hàng hóa.
Trong quá trình sản xuất, phải áp dụng các quy trình sản xuất an toàn như VietGAP hoặc GlobalGAP; áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để tạo sản phẩm an toàn.
Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu vùng, chỉ dẫn địa lý cho vải, nhãn sẽ rất có lợi cho việc xuất khẩu, khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Được biết, ngoài Tổ hợp tác sản xuất nhãn xã Tân Hạnh được cấp mã code đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ đối với cây nhãn tiêu da bò thì hiện nay Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp- PTNT cũng đang xúc tiến làm hồ sơ cấp mã code cho Tổ hợp tác sản xuất nhãn xuồng cơm vàng xã An Bình (Long Hồ), dự kiến trong tháng sau cũng sẽ được xét cấp mã code.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, Đồng Tháp xin mua tạm trữ khoảng 350.000 tấn quy gạo từ nay đến hết ngày 15-3-2015 và tạm trữ trong thời gian bốn tháng. Vụ đông xuân 2014-2015, Đồng Tháp đã thu hoạch xong 35% diện tích và sẽ thu hoạch rộ vào tháng ba. Nhưng từ đầu tháng hai tới nay lúa thu hoạch khó tiêu thụ và rớt giá.

Trong khi đó, giá heo hơi tại các trang trại vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tết. Ngày 10-2, giá heo hơi tại các công ty lớn được niêm yết ở mức 46.000 đồng/kg trong khi ở các hộ nuôi nhỏ thấp hơn 1.000-2.000 đồng/kg.

Hiện giá hành tím được bán từ 30.000-35.000 đồng/kg, cao hơn ngày thường nhiều lần. Cũng theo bà Quýt, mặc dù tết này nông dân trồng hành bị mất mùa nhưng đa số đều đã được hướng dẫn trồng lại mới kịp thời. “Hành mới trồng phát triển rất tốt, dịp sau tết người dân thu hoạch sẽ có lời” - bà Quýt nói.

Bộ NN-PTNT giao Cục Trồng trọt căn cứ vào yêu cầu về chủng loại hạt giống lúa, ngô để chuyển cho các đơn vị dự trữ xuất, cấp cho các tỉnh bao gồm: tỉnh Lạng Sơn (200 tấn hạt giống lúa và 100 tấn hạt giống ngô); Quảng Trị (100 tấn hạt giống lúa và 70 tấn hạt giống ngô); Phú Yên (600 tấn hạt giống lúa và 55 tấn hạt giống ngô); Khánh Hòa (300 tấn hạt giống lúa và 12 tấn hạt giống ngô); Ninh Thuận (200 tấn hạt giống lúa và 30 tấn hạt giống ngô).

Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra tăng cao như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, trong đó, Bến Tre đạt sản lượng lớn nhất vùng, tăng 15% so với cùng kỳ.