Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Rau Sạch Thôn 4 Xã Tâm Thắng Nâng Cao Hiệu Quả Vùng Chuyên Canh

Tổ Hợp Tác Rau Sạch Thôn 4 Xã Tâm Thắng Nâng Cao Hiệu Quả Vùng Chuyên Canh
Ngày đăng: 14/06/2013

Tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng đã phát triển được gần 20 ha rau sạch với sự tham gia tích cực của 10 thành viên. Trong thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT, các thành viên trong tổ hợp tác đã chú trọng công tác áp dụng các loại giống cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, tính đến nay tổ hợp tác đã trồng các loại rau như: dưa leo, mướp đắng, đậu cô ve, rau cải bắp…

Qua gần 3 năm sản xuất, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như gia đình anh Đinh Văn Quảng, với diện tích 3 sào vụ đông xuân vừa qua gia đình anh trồng cải bắp, cà rốt, đậu bắp đã thu về trên 40 triệu đồng. Anh Quảng cho biết, nếu so với các loại cây nông sản khác, thì trồng rau hiệu quả kinh tế cao hơn, vốn đầu tư ít, dễ trồng, dễ chăm sóc. Đặc biệt, nhờ làm ăn có hiệu quả nên đã 15 năm gia đình anh sống bằng nghề trồng rau này. Bình quân mỗi năm gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng từ việc trồng rau.

Một điều đáng ghi nhận ở tổ hợp tác rau sạch ở thôn 4 xã Tâm Thắng là ngoài tạo việc làm thường xuyên, tổ hợp tác còn có tác dụng hướng bà con nông dân ở địa phương vào con đường hợp tác sản xuất để cùng phát triển. Đồng thời, thông qua mô hình hợp tác này đã giúp cho người nông dân có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; sản xuất những sản phẩm mà thị trường đang cần để có lợi nhuận cao.

Qua đó giúp người nông dân phát huy được tính chủ động, tham gia hoạch định kế hoạch sản xuất, theo quy chế, sản xuất theo hợp đồng hợp tác, học tập kinh nghiệm, liên kết thị trường để cùng có lợi. Theo đó, khi được tham gia vào tổ hợp tác thì ý thức cộng đồng trách nhiệm của các thành viên cũng được nâng lên, tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau cũng được đề cao. Trong các cuộc họp lệ của tổ, mỗi thành viên góp vào từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng để làm nguồn vốn giúp cho các tổ viên khó khăn có vốn đầu tư cho sản xuất.

Đến nay, tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn 4 đã đóng góp vốn tích lũy giúp nhau gần 10 triệu đồng. Từ đồng vốn này, nhiều thành viên khó khăn đã được hỗ trợ để mua hạt giống, phân bón phục phục cho sản xuất. Được biết, để tạo điều kiện cho tổ hợp tác rau sạch thôn 4 hoạt động có hiệu quả, thông qua nguồn vốn giải quyết việc làm của hội nông dân tỉnh, thời gian qua, hội nông dân huyện đã giải ngân gần 200 triệu đồng cho các thành viên trong tổ hợp tác vay để đầu tư mua tư liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhìn chung, sau khi vay vốn, ngoài việc đầu tư mua các loại giống rau có chất lượng, hiệu quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, các thành viên trong tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng còn đầu tư mua các dụng cụ bơm, tưới nước, khoan giếng, mở rộng diện tích trồng rau…

Đồng thời, quy hoạch khu vực tạo phân bón hữu cơ sinh học nhằm sản xuất sau xanh phục vụ người tiêu dùng theo hướng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm phân bón và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, trạm khuyến nông- khuyến ngư của huyện đã cử cán bộ khuyến nông xuống hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cách trồng, chăm sóc rau có hiệu quả cho các thành viên trong tổ hợp tác áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng vườn rau. Nhờ vậy, đến nay 100% số gia đình thành viên trong tổ hợp tác có kinh tế ổn định, thu nhập bình quân từ 60 đến 100 triệu đồng/ năm.

Để tổ hợp tác sản xuất rau sạch ở thôn 4 phát triển đi lên, rất cần được sự quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện được tiếp cận với các nguồn vốn từ các ngân hàng. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất, hỗ trợ liên kết thị trường cũng như tổ chức tham quan cho đi học tập kinh nghiệm ở địa phương khác làm ăn hiệu quả về trồng rau an toàn. Có như vậy thì mô hình sản xuất rau hướng đến an toàn của người dân huyện Cư jút mới thực hiện được.


Có thể bạn quan tâm

Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), người dân trồng gừng Tết năm nay trúng mùa, được giá. Toàn huyện có gần 200 ha gừng Tết, được trồng ở các xã: Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt và Tân Thuận Bình.

19/01/2015
2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm 2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm

Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.

19/01/2015
Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

19/01/2015
Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

19/01/2015
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Tây Trên Đất Cải Tạo Tái Canh Cà Phê Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Tây Trên Đất Cải Tạo Tái Canh Cà Phê

Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.

19/01/2015