Tổ chức lại ngành hàng xoài

Người dân ở Đồng Tháp đang thu hoạch xoài
Tuy là sản phẩm có thế mạnh nhưng việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này trong thời gian qua gặp không ít khó khăn. Chiều 21/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương xuống tận nhà vườn và gặp gỡ hàng trăm hộ trồng xoài ở TP Cao Lãnh tìm điểm nghẽn và đưa ra giải pháp tháo gỡ.
Hiện toàn TP Cao Lãnh có trên 2.500 ha diện tích trồng cây ăn trái, trong đó diện tích xoài chiếm khoảng 2.300 ha.
Để hỗ trợ cho các hộ trồng xoài, địa phương đã triển khai thực hiện 2 mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh xoài, tổ chức lại sản xuất, vận động nhà vườn trồng rải vụ.
Đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kết nối các doanh nghiệp, chủ vựa với nhà vườn để định hướng sản xuất theo thị trường về tiêu chuẩn, số lượng, cách thức thu mua nhằm gỡ khó cho trái xoài.
Tuy nhiên, theo các nhà vườn, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là khâu liên kết tiêu thụ do nhiều người còn giữ thói quen “mua đứt, bán đoạn” cho thương lái, không truy xuất được nguồn gốc, rồi tình trạng thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất dẫn đến khó xác định sản lượng liên kết
Có thể bạn quan tâm

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.

Khi nghe lãnh đạo xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết hộ ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm mỗi năm xuất bán 2 triệu con cá giống, hơn 300 tấn cá thịt thương phẩm và hàng chục con bò, tổng doanh thu 12 - 14 tỷ đồng, lãi ròng khoảng 1,3 - 1,5 tỷ đồng, ai trong chúng tôi cũng bán tín bán nghi.

Ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng họp chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện liên quan xúc tiến đầu tư các dự của Công ty TNHH MTV Việt - Úc trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Việt - Úc xin đầu tư 4 dự án gồm: Ðầu tư xây dựng khu sản xuất tôm sú và thẻ chân trắng bố mẹ tại đảo Hòn Khoai; Khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung (giai đoạn II) và trung tâm giống cấp I tại huyện Ngọc Hiển; Nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao; Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại Khu Công nghiệp Khánh An, huyện U Minh.

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…