Tổ chức lại ngành hàng xoài

Người dân ở Đồng Tháp đang thu hoạch xoài
Tuy là sản phẩm có thế mạnh nhưng việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này trong thời gian qua gặp không ít khó khăn. Chiều 21/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương xuống tận nhà vườn và gặp gỡ hàng trăm hộ trồng xoài ở TP Cao Lãnh tìm điểm nghẽn và đưa ra giải pháp tháo gỡ.
Hiện toàn TP Cao Lãnh có trên 2.500 ha diện tích trồng cây ăn trái, trong đó diện tích xoài chiếm khoảng 2.300 ha.
Để hỗ trợ cho các hộ trồng xoài, địa phương đã triển khai thực hiện 2 mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh xoài, tổ chức lại sản xuất, vận động nhà vườn trồng rải vụ.
Đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kết nối các doanh nghiệp, chủ vựa với nhà vườn để định hướng sản xuất theo thị trường về tiêu chuẩn, số lượng, cách thức thu mua nhằm gỡ khó cho trái xoài.
Tuy nhiên, theo các nhà vườn, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là khâu liên kết tiêu thụ do nhiều người còn giữ thói quen “mua đứt, bán đoạn” cho thương lái, không truy xuất được nguồn gốc, rồi tình trạng thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất dẫn đến khó xác định sản lượng liên kết
Có thể bạn quan tâm

Với tình hình thời tiết bất lợi do mưa nhiều trong những ngày qua và kết hợp với triều cường dâng cao đã làm cho không ít diện tích lúa Thu đông của người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn thu hoạch bị ngập sâu, đổ ngã. Từ đó, làm cho công tác thu hoạch gặp nhiều khó khăn, thương lái ép giá, đầu ra hạt lúa thêm bấp bênh.

Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng cao khiến người dân đổ xô trồng tiêu không theo quy hoạch, trồng cả ở những vùng thấp, không thoát nước. Điều này đã dẫn tới tình trạng tiêu bị bệnh và chết. Diện tích vườn tiêu bị bệnh hiện đã lên tới 10-15% tổng diện tích canh tác.

Thời gian qua, Sở NN-PTNT Phú Yên tiến hành trồng khảo nghiệm 10 giống lúa lai. Sau 3 vụ khảo nghiệm cơ bản và 2 vụ khảo nghiệm sản xuất theo quy định của Bộ NN-PTNT, ngành đã tuyển chọn được 3 giống lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, chất lượng gạo tốt, để đưa vào sản xuất đại trà trong vụ đến. Đây là một trong những giải pháp xây dựng cánh đồng lúa chất lượng, thu nhập cao.

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn trong tỉnh Khánh Hòa, việc nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả luôn được chính quyền địa phương và người dân quan tâm, đây là một trong những điều kiện cần thiết để đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo.

Ở Bình Định, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp mạnh lên từ nhiều năm nay. Trong đó SX xoài cát Hòa Lộc theo quy trình VietGAP đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.