Tổ Chức Hội Thi Nông Dân Nuôi Tôm Giỏi Theo Tiêu Chí Vietgap Năm 2014

Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.
Tập trung tại một số vùng chuyên canh thủy sản như xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh huyện Cần Giờ; xã Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức huyện Nhà Bè; xã Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú huyện Bình Chánh.
Thời gian qua đã có một số mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu đạt được nhiều thành công. Nuôi tôm theo VietGAP là một phương thức sản xuất tiên tiến cần áp dụng vào thực tiễn, vì an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng và vì sự phát triển của nông nghiệp thành phố.
Nhằm đẩy mạnh áp dụng VietGAP vào sản xuất trở thành phổ biến trong chăn nuôi tôm và thu hút sự quan tâm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng; Trung tâm Khuyến nông TP sẽ tổ chức Hội thi “Nông dân nuôi tôm giỏi theo tiêu chí VietGAP” trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Đối tượng tham dự: Nông dân, tổ viên tổ hợp tác đang trực tiếp nuôi tôm tại 3 huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh.
Thời gian tổ chức Hội thi: Ngày 22 tháng 7 năm 2014 (Thứ ba).
Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Thể thao xã An Thới Đông, H. Cần Giờ, TP.HCM.
Nội dung thi: gồm 2 phần: phần thi trắc nghiệm kiến thức cá nhân và phần thi đồng đội (gồm trắc nghiệm kiến thức, nhận dạng hình ảnh và các xử lý, thuyết trình và tổng điểm bình quân các thí sinh phần thi cá nhân).
Các phần thi xoay quanh nội dung về chủ trương, chính sách của Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thành phố trong sản xuất nuôi tôm; kiến thức cho người nuôi tôm an toàn theo tiêu chí VietGAP, kỹ thuật chăm sóc...
Qua đó thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người nuôi tôm để tăng lợi nhuận theo hướng chất lượng cao, nâng cao giá trị sản phẩm; khắc phục các hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng theo quy trình VietGAP như quản lý con giống, thức ăn, thuốc, ghi chép, lưu trữ hồ sơ, thu hoạch, quản lý ao, chất thải... để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe con người, an toàn cho môi trường sinh thái.
Đồng thời, cũng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm là con tôm, đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định; Thông qua Hội thi chúng tôi mong muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh bổ ích cho nông dân nuôi tôm theo tiêu chí VietGap trên địa bàn TP.HCM và biểu dương những nông dân tiêu biểu để nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Bà Hồ Thị Thùy (thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi) cho biết: Dưa hấu ít chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Năm nay nhà tôi trồng 5 sào dưa hấu, năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, với giá 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lãi ròng 30 triệu đồng.

Sau 2 năm rưỡi chăm sóc, vườn cam của ông cho thu hoạch lứa đầu tiên bán được 170 triệu đồng. Ông Tiến cho biết: “Vườn cam của tôi đã được 2 năm rưỡi, tôi để trái bán cũng được 4-5 tấn, giá 17.000 đồng/kg. Tôi ước năng suất năm tới khoảng hơn 10 tấn, với giá như hiện nay thì tôi lời khoảng 100 triệu”.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua việc sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, trong năm 2013 và đầu năm 2014, giá cả thanh long tăng cả chính vụ và trái vụ (giá bình quân chính vụ năm 2013 là 13.273 đồng/kg, trái vụ 17.210 đồng/kg).

Một giải pháp mang lại hiệu quả cao không thể không nhắc tới, đó là Hội Nông dân huyện Đức Linh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân có cùng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực để hợp tác.

Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.