Tổ Chức Hội Thảo Nuôi Tôm Bền Vững

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn (Cà Mau) tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản bền vững và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm. Tham dự hội thảo có trên 80 đại biểu là hộ nuôi tôm, các chủ sản xuất tôm giống trên địa bàn 2 xã Đất Mới và Hàm Rồng.
Hội thảo báo cáo hiệu quả mô hình nuôi tôm nước đứng của hộ ông Đoàn Thành Công ở xã Đất Mới và mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của hộ ông Nguyễn Tấn Thành, ở xã Hàm Rồng. 2 mô hình trên cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một năm.
Đại biểu được giảng viên đến từ Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến theo hướng VietGap, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, kỹ thuật nuôi tôm - rừng, nuôi đa canh, nuôi kết hợp… và một số định hướng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, đại diện ngành chuyên môn còn giải đáp một số ý kiến của bà con về cách xử lý nước, cải tạo độ pH, độ kiềm trong ao nuôi, cách sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học phù hợp với từng mô hình nuôi, cách vệ sinh, cải tạo ao đầm sau khi thu hoạch, cách chọn con giống sạch bệnh v.v...
Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm các nước trong khu vực, địa phương có cơ sở nuôi chim yến và các doanh nghiệp cho thấy cần thiết có quy hoạch để phát triển bền vững đồng thời đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

Đối với vết hại cục bộ ở phần thân gốc thì cần cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc ALIETTE với nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh. Đối với những cây có bệnh nhẹ thì cần phun ALIETTE với nồng độ 0,3% lên toàn bộ thân cây. Cần chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng ngập úng cục bộ.

Nhằm nâng cao ý thức cho người nuôi tôm trong việc sử dụng tôm giống qua xét nghiệm, góp phần hạn chế dịch bệnh, đề án xét nghiệm bệnh tôm miễn phí cho hộ nghèo và cận nghèo được triển khai hơn 1 năm qua.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Bunge (Hoa Kỳ) thí điểm trồng cây đậu nành thay thế cây bắp tại xã Đá Bạc (H.Châu Đức). Đến thời điểm này, mô hình này đã mang lại hiệu quả bước đầu cho bà con nông dân trong xã.

Thời gian qua, huyện vùng cao Bác Ái được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, một số thôn, xã nằm trong vùng dự án được di dời về nơi ở mới.