Tổ Chức Hội Thảo Nuôi Tôm Bền Vững

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn (Cà Mau) tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản bền vững và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm. Tham dự hội thảo có trên 80 đại biểu là hộ nuôi tôm, các chủ sản xuất tôm giống trên địa bàn 2 xã Đất Mới và Hàm Rồng.
Hội thảo báo cáo hiệu quả mô hình nuôi tôm nước đứng của hộ ông Đoàn Thành Công ở xã Đất Mới và mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của hộ ông Nguyễn Tấn Thành, ở xã Hàm Rồng. 2 mô hình trên cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một năm.
Đại biểu được giảng viên đến từ Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến theo hướng VietGap, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, kỹ thuật nuôi tôm - rừng, nuôi đa canh, nuôi kết hợp… và một số định hướng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, đại diện ngành chuyên môn còn giải đáp một số ý kiến của bà con về cách xử lý nước, cải tạo độ pH, độ kiềm trong ao nuôi, cách sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học phù hợp với từng mô hình nuôi, cách vệ sinh, cải tạo ao đầm sau khi thu hoạch, cách chọn con giống sạch bệnh v.v...
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.

Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…

Chót cùng mảnh đất cực Nam Tổ quốc có bãi cát ven biển (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), trải dài từ ấp Khai Long qua Rạch Thọ, Rạch Tàu Đông đến Kinh Đào Tây. Nơi đây xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên gần chục năm qua, giúp người nghèo địa phương có thêm sinh kế và thu nhập nhờ nghề cào nghêu bán giống.