Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi

Từ đầu vụ đến nay, toàn huyện Thới Bình có trên 5.600 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm khoảng 13% tổng diện tích, tập trung nhiều ở các xã: Trí Phải, Trí Lực, Tân Phú, Hồ Thị Kỷ và thị trấn Thới Bình. Tôm thả nuôi từ 1 tháng đến 1,5 tháng thì có biểu hiện bệnh và chết hàng loạt, nhiều người dân bị thiệt hại trắng. Theo bà con, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước.
Toàn huyện U Minh có khoảng 10 ha tôm nuôi bị chết rải rác. Theo ngành chuyên môn, độ mặn trong ao đầm tăng cao, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn là nguyên nhân làm tôm nuôi thiệt hại. Ngoài ra, việc một số hộ nuôi tôm bị chết tự ý xả nước thẳng ra sông làm ô nhiễm môi trường nước cũng khiến dịch bệnh lây lan.
Cơ quan huyên môn huyện U Minh khuyến cáo nông dân không nên thả tôm ngay thời điểm này, mà nên chờ thời tiết thuận lợi mới tiến hành thả tôm nối vụ.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện mô hình này, dinh dưỡng của cây cà phê đã được cải thiện, cây phát triển tốt và cho nhiều quả hơn, giảm rụng trái nên năng suất tăng; ngoài ra, nông dân còn giảm được chi phí đầu tư do giảm được công lao động, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Gia đình chị Mai Trần Thanh Vân ở tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông), 4 năm nay đã phát triển nghề trồng nấm bào ngư hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho gia đình.

Ốc nhảy - con ốc được xem là vua của các loài ốc đang mang lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân xã Đức Minh (Mộ Đức, Quảng Ngãi). Mỗi ngày ra khơi lặn sâu dưới đáy biển bắt ốc, mỗi gia đình ngư dân thu về tiền triệu.

Trên những vùng khô hạn, lượng mưa ít thì việc đảm bảo nguồn nước cung cấp cho cây trồng là điều cần thiết. Đối với cây thanh long nếu không đủ nước tưới thì năng suất giảm rõ rệt, cây cho trái nhỏ, chất lượng kém.

Vào thời điểm này, nông dân đã cải tạo lại ao đầm trên những diện tích tôm nuôi bị thiệt hại và thả nuôi hơn 1.200ha, chủ yếu là tôm nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến.