Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi

Từ đầu vụ đến nay, toàn huyện Thới Bình có trên 5.600 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm khoảng 13% tổng diện tích, tập trung nhiều ở các xã: Trí Phải, Trí Lực, Tân Phú, Hồ Thị Kỷ và thị trấn Thới Bình. Tôm thả nuôi từ 1 tháng đến 1,5 tháng thì có biểu hiện bệnh và chết hàng loạt, nhiều người dân bị thiệt hại trắng. Theo bà con, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước.
Toàn huyện U Minh có khoảng 10 ha tôm nuôi bị chết rải rác. Theo ngành chuyên môn, độ mặn trong ao đầm tăng cao, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn là nguyên nhân làm tôm nuôi thiệt hại. Ngoài ra, việc một số hộ nuôi tôm bị chết tự ý xả nước thẳng ra sông làm ô nhiễm môi trường nước cũng khiến dịch bệnh lây lan.
Cơ quan huyên môn huyện U Minh khuyến cáo nông dân không nên thả tôm ngay thời điểm này, mà nên chờ thời tiết thuận lợi mới tiến hành thả tôm nối vụ.
Có thể bạn quan tâm

Dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được triển khai thử nghiệm tại 12 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thời gian vừa qua đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi…

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) nuôi heo siêu nạc.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.