Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tình Trạng Bẫy Tôm Hùm Con Vẫn Tái Diễn Ở Bình Thuận

Tình Trạng Bẫy Tôm Hùm Con Vẫn Tái Diễn Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 18/04/2013

Mặc dù đang trong thời gian “giới nghiêm” cấm bẫy tôm hùm con của UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng tại một số nơi như: xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam); phường Mũi Né, TP.Phan Thiết… tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con vẫn diễn ra.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại bãi biển Hàm Tiến – Mũi Né, TP.Phan Thiết ngư dân vẫn thả lưới bắt tôm hùm con. So với các năm trước thì tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con năm nay có giảm. Tuy nhiên cách thức đánh bắt lại có phần đa dạng, tinh vi hơn. Để đối phó với hoạt động kiểm tra của lực lượng chức năng, ngư dân đã nghĩ ra nhiều cách. Trước đây, ngư dân chỉ thả bẫy thì nay họ lại “ngụy trang” bẫy tôm hùm con bằng lưới đánh bắt cá mú con, hoặc giăng bẫy xa hơn so với trước đây. Một số ngư dân cho biết: Mặc dù đã biết UBND tỉnh có quy định cấm đánh bắt tôm hùm con. Nhưng đây là nghề duy nhất của họ, không làm biết lấy gì sinh sống. Tại khu vực biển thuộc xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tuy Phong, tình trạng giăng bẫy bắt tôm hùm con cũng diễn ra tương tự.

Theo Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh về quản lý nghề bẫy bắt tôm hùm con tại vùng biển Bình Thuận thì từ 1/3 đến 30/9 hằng năm, ngư dân phải tháo dỡ toàn bộ ngư cụ dùng để bẫy tôm hùm con đã giăng mắc cố định trong thời gian được phép đánh bắt. Cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm phục vụ cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và tại các luồng tuyến giao thông mà các loại tàu thuyền thường xuyên qua lại.

Tại buổi làm việc với UBND huyện Tuy Phong về vấn đề Văn hóa - Du lịch, ông Đỗ Văn Ba - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cũng nhấn mạnh: Việc bẫy tôm hùm con không chỉ làm giảm lượng tôm hùm trong tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh. Nhiều du khách phản ánh: khi họ đang chơi các môn thể thao trên biển thì bị vướng vào lưới bẫy tôm hùm của ngư dân làm hỏng đồ và nguy hiểm đến bản thân. Vì vậy, để nâng cao chất lượng du lịch Bình Thuận thì các địa phương cần triển khai công tác phân vùng bẫy tôm hùm con, cũng như quản lí việc ngư dân đánh bắt ở từng thời điểm.


Có thể bạn quan tâm

Đổ Nợ Vì Cá Rô Đầu Vuông Đổ Nợ Vì Cá Rô Đầu Vuông

Người nuôi cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang lâm vào tình cảnh của người nuôi cá tra, “chết đứng” hàng loạt. Thê thảm nhất có lẽ là người nuôi ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đây chính là nơi gần 10 năm trước khởi nguồn phong trào nuôi cá rô đầu vuông khắp ĐBSCL.

23/06/2014
Muối Khánh Hòa Bớt Muối Khánh Hòa Bớt "Chát"

Giá muối SX thủ công tại Khánh Hoà hiện đang ở mức từ 650-800 ngàn đồng/tấn, tăng từ 50-100 ngàn đồng/tấn so với tháng trước.

23/06/2014
Mưa Ẩm Kéo Dài, Hành Tây Đà Lạt Lại Bỏ Ra Đường Mưa Ẩm Kéo Dài, Hành Tây Đà Lạt Lại Bỏ Ra Đường

Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.

02/06/2014
Tình Hình Sâu Đục Thân Gây Hại Cà Phê Diễn Biến Phức Tạp Tình Hình Sâu Đục Thân Gây Hại Cà Phê Diễn Biến Phức Tạp

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.

02/06/2014
Nguy Cơ Mất Mùa Ngô Do Nắng Nóng Nguy Cơ Mất Mùa Ngô Do Nắng Nóng

Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.

23/06/2014