Tình Trạng Bẫy Tôm Hùm Con Vẫn Tái Diễn Ở Bình Thuận

Mặc dù đang trong thời gian “giới nghiêm” cấm bẫy tôm hùm con của UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng tại một số nơi như: xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam); phường Mũi Né, TP.Phan Thiết… tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con vẫn diễn ra.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại bãi biển Hàm Tiến – Mũi Né, TP.Phan Thiết ngư dân vẫn thả lưới bắt tôm hùm con. So với các năm trước thì tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con năm nay có giảm. Tuy nhiên cách thức đánh bắt lại có phần đa dạng, tinh vi hơn. Để đối phó với hoạt động kiểm tra của lực lượng chức năng, ngư dân đã nghĩ ra nhiều cách. Trước đây, ngư dân chỉ thả bẫy thì nay họ lại “ngụy trang” bẫy tôm hùm con bằng lưới đánh bắt cá mú con, hoặc giăng bẫy xa hơn so với trước đây. Một số ngư dân cho biết: Mặc dù đã biết UBND tỉnh có quy định cấm đánh bắt tôm hùm con. Nhưng đây là nghề duy nhất của họ, không làm biết lấy gì sinh sống. Tại khu vực biển thuộc xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tuy Phong, tình trạng giăng bẫy bắt tôm hùm con cũng diễn ra tương tự.
Theo Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh về quản lý nghề bẫy bắt tôm hùm con tại vùng biển Bình Thuận thì từ 1/3 đến 30/9 hằng năm, ngư dân phải tháo dỡ toàn bộ ngư cụ dùng để bẫy tôm hùm con đã giăng mắc cố định trong thời gian được phép đánh bắt. Cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm phục vụ cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và tại các luồng tuyến giao thông mà các loại tàu thuyền thường xuyên qua lại.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Tuy Phong về vấn đề Văn hóa - Du lịch, ông Đỗ Văn Ba - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cũng nhấn mạnh: Việc bẫy tôm hùm con không chỉ làm giảm lượng tôm hùm trong tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh. Nhiều du khách phản ánh: khi họ đang chơi các môn thể thao trên biển thì bị vướng vào lưới bẫy tôm hùm của ngư dân làm hỏng đồ và nguy hiểm đến bản thân. Vì vậy, để nâng cao chất lượng du lịch Bình Thuận thì các địa phương cần triển khai công tác phân vùng bẫy tôm hùm con, cũng như quản lí việc ngư dân đánh bắt ở từng thời điểm.
Có thể bạn quan tâm

Số gạo này đã cập cảng Container Quốc tế Manila từ Bangkok vào hôm 2/6/2014 song không có giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cấp. Số gạo có giá trị khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD), được đóng trong 25.000 túi loại 50kg/túi.

Khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU được ký kết, nông sản sẽ là một trong những mặt hàng được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, còn nhiều rào cản cần vượt qua .

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản đạt được những thành tựu nổi bật, được thế giới biết đến. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đang đứng trước những thách thức. Do đó, đến lúc cần xác định những vấn đề trọng tâm để phát triển bền vững “tam nông” theo hướng đầu tư đúng mức và dài hạn.

Bà Phạm Thị Khá ở xóm Yên Phong (Yên Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn thỉnh thoảng vác cuốc ra đồng như một thói quen khó bỏ. Mỗi lần ra, bà lại rên rẩm, than trời về những cánh đồng hoang quê bà cỏ vòi voi, cỏ lồng vực mọc ken dày như lau sậy.

Thời gian qua, dư luận lại nổi sóng khi nhiều tờ báo, thông tin mạng phản ánh lê, táo... NK để nửa năm, thậm chí 9 tháng vẫn không hỏng, đồng thời nghi rằng, chỉ có chất độc bảo quản mới giúp cho hoa quả tươi lâu như thế!