Tinh Phân Giới Tính: Giải Pháp Mới Cho Người Nuôi Bò Sữa

Mới đây, đại diện hãng sản xuất tinh bò lớn nhất thế giới ABS Global cùng đại diện của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Á châu đã có buổi làm việc với đại diện Cục Chăn nuôi để giới thiệu về tinh bò sữa cao sản đã phân giới tính ở Việt Nam. Đây là vấn đề mà không chỉ các nhà nghiên cứu mà cả người chăn nuôi bò sữa nước ta thực sự quan tâm vì tính chất mới mẻ của nó.
Với người chăn nuôi bò sữa tinh phân giới tính là vô cùng quan trọng, vì trước đây khi thực hiện thụ tinh nhân tạo cho bò chỉ đạt tỷ lệ sinh ra bê cái là 40% - 45%, thì đến nay nhờ sử dụng tinh phân giới tính tỷ lệ này đã đạt được tới 90%. Điều này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao (vì giá của một bê cái khi sinh ra là cao hơn rất nhiều, thường gấp 5-7 lần so với giá của một bê đực) còn giúp người chăn nuôi chủ động theo hướng sản xuất của mình.
Nhờ công nghệ tiên tiến và lợi dụng sự khác biệt về kích thước của nhiễm sắc thể X và Y, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã có khả năng phân lập tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y. Nhờ đó, đã cho ra đời con bê cái đầu tiên có sử dụng phương pháp này vào năm 1990. Đến nay hiệu quả của phương pháp gần như đã hoàn thiện, đáp ứng được nguyện vọng của cả người chăn nuôi bò thịt (muốn có bê đực) và người chăn nuôi bò sữa (muốn có bê cái). Tinh phân giới tính thực chất là loại tinh sử dụng để phối cho con cái mà bê con sinh ra gần như đã được xác định giới tính tuỳ vào mục đích của người chăn nuôi.
Trên thế giới, sử dụng tinh phân giới tính không còn là điều quá mới mẻ. Chủ một trang trại bò sữa lớn, ông Chris Spitzley ở Portland thuộc bang Michigan, Mỹ tâm sự: “Chúng tôi đang mong muốn mở rộng đàn bò sữa 300 con và cảm thấy tinh phân giới là một giải pháp tuyệt vời có lợi ích rõ ràng là chúng ta có thể phát triển đàn bò với một nền tảng những con bê cái chất lượng”.
Tinh phân giới tính ở bò sữa được ví như “một làn gió mới” thổi khắp các trang trại chăn nuôi bò sữa trải dọc đất nước Việt Nam. Cty Á châu và ABS Global khẳng định rằng khi sử dụng loại tinh này giúp cho người chăn nuôi bò sữa đạt được con số 90% bê sinh ra là bê cái, đem lại lợi ích cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Bê bị ngộ độc nước thường xảy ra vào mùa nóng nực khi uống quá nhiều nước. Bê non dưới 6 tháng tuổi hay bị bệnh này, đặc biệt là bê trong giai đoạn cai sữa. Sau khi uống nhiều nước, bụng phồng to, con vật tỏ ra đau đớn, niêm mạc tím tái, toát mồ hôi, cơ bắp run, nếu bị nặng có thể sùi bọt mép.

Nguyên nhân: do vi trùng Pastuerella Bioseptica, bệnh thường xảy ra cùng với dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu. Ở Lâm Đồng bệnh xảy ra quanh năm do mùa mưa ẩm độ cao, mùa khô trời nóng biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn, nguồn nước khan hiếm và bị ô nhiễm,…

Riêng bò sữa (và gia súc nhai lại nói chung) sử dụng được urê, vì trong dạ dày cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên chất đạm của cơ thể vi sinh vật. Có thể nói, vi sinh vật “ăn” urê để sinh trưởng và phát triển thành số lượng rất lớn, sau đó dịch chuyển xuống dạ múi khế, rồi tại đây bị tiêu hóa và trở thành nguồn đạm có giá trị sinh vật học cao, cung cấp cho cơ thể bò sữa.

Chuồng trại dùng trong chăn nuôi bò thịt cần đủ để che nắng, mưa, chống gió lùa, dễ thao tác vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Trâu, bò nhiễm bệnh thường bị sốt nhẹ, phân lẫn máu, số lần đại tiện trong ngày có khi tới 10-15 lần, lượng phân mỗi lần ít, cơ thể mất nước nhanh làm cho da nhăn nheo, gầy yếu. Nếu chậm can thiệp, trâu, bò có thể bị chết sau khi nhiễm bệnh 7- 10 ngày