Tình Hình Tôm Nuôi Thiệt Hại Ở Sóc Trăng Đáng Lo Ngại

Mức độ thiệt hại tôm nuôi ở Sóc Trăng tăng liên tục. Hiện đã có hơn 260 ha tôm thẻ chân trắng dưới 2 tháng tuổi bị thiệt hại.
Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.
Nhiệt độ giảm thấp kéo dài là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của tôm thẻ chân trắng, mặt khác là điều kiện để bệnh đốm trắng bùng phát gây thiệt hại trên diện rộng. Qua kết quả xét nghiệm của ngành thú y, tỷ lệ bệnh đốm trắng chiếm đến 90% so với các mẫu bệnh phẩm được xác định. Ông Mã Chí Thọ - Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết: “Từ đầu vụ đến nay xã Hòa Đông đã thả giống được 210 ha, trong đó thiệt hại hơn 70 ha, chiếm tương đương 30% diện tích thả nuôi. Tình hình thời tiết giảm quá thấp đã gây nên thiệt hại. Đối với kết quả xét nghiệm cho thấy, trong 16 mẫu xét nghiệm thì 14 mẫu bệnh đốm trắng.
Chúng tôi khuyến cáo bà con ngưng thả giống để đến lúc thời tiết ổn định mới thả tiếp”. Kỹ sư Trần Minh Trí - Trưởng Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu cũng có nhận định sau: “Chúng tôi thấy rằng thời tiết giảm thấp như thế này và kéo dài là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, vì thời tiết vượt quá ngưỡng cho phép điều kiện phát triển của tôm thẻ chân trắng. Bà con phải thích nghi với biến đổi khí hậu, tùy vào điều kiện thích hợp mới thả tiếp tục. Ngành chúng tôi khuyến cáo bà con nên ngưng thả đến cuối tháng 3 mới thả, đặc biệt là những ao nuôi bị bệnh đốm trắng”.
Hiện nay lãnh đạo UBND tỉnh, ngành nông nghiệp thường xuyên tổ chức các đợt khảo sát nắm tình hình, chỉ đạo ngành thú y tập trung quản lý dịch bệnh để có biện pháp khống chế và khuyến cáo bà con tạm ngưng thả giống khi diễn biến thời tiết xấu và bệnh đốm trắng đang phát sinh trên diện rộng. Người nuôi tôm cần nhận thức rõ nguyên nhân thời tiết bất lợi cho tôm nuôi để tạm ngưng thả giống, nhằm hạn chế rủi ro.
Thạc sĩ Võ Văn Bé - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho rằng: “Đây là đỉnh điểm của bệnh đốm trắng diễn ra do thời tiết hạ thấp. Mầm bệnh đốm trắng bùng phát, tôm trong giai đoạn mẫn cảm với bệnh. Thực tế cho thấy có đến hơn 90% tôm thiệt hại do bệnh đốm trắng. Ngành cũng khuyến cáo bà con nên tạm ngưng thả giống. Riêng diện tích tôm còn lại phải tập trung nhiều biện pháp quản lý, như: giảm thức ăn, tăng cường khoáng chất cho ao nuôi, ổn định môi trường ao nuôi”.
Nhiệt độ giảm thấp là điều kiện để bệnh đốm trắng phát sinh gây thiệt hại cho tôm nuôi, là sự khẳng định của ngành chuyên môn. Bà con nên tạm ngưng thả giống để tập trung xử lý triệt để mầm bệnh đối với ao nuôi bị thiệt hại, tránh lây nhiễm ra vùng nuôi. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường quản lý dịch bệnh, làm tốt công tác quan trắc môi trường, nhận định tình hình thời tiết thuận lợi để có khuyến cáo thời điểm thả giống phù hợp cho hộ nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu dự án hỗ trợ vốn “Trồng xoài trái vụ” tại ấp 1 (xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, An Giang) cho thấy, kết quả sau 18 tháng triển khai, thực tế bình quân lợi nhuận khá tốt, đạt từ 10 triệu đồng/công trở lên.

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

Vượt qua áp lực về chi phí tăng cao cũng như biến động của thời tiết, những ngày này ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng loạt bám biển với vụ cá bắc. Ngành chức năng cũng đang triển khai các phương án trợ giúp ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả trong mỗi chuyến biển.

Những năm qua, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, sản xuất, ươm nuôi các loại cá giống từ truyền thống đến đặc sản, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật… phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi thủy sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.