Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015

Sự ra đời của Nghị định 36, từ lâu đã được các doanh nghiệp và người nuôi cá tra Việt Nam rất kỳ vọng. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu triển khai thực hiện đến nay, Nghị định 36 đã vấp phải sự phản ứng từ phía doanh nghiệp cá tra Việt Nam và đã có kiến nghị sửa đổi, tập trung chủ yếu các vấn đề về tỷ lệ mạ băng, hàm ẩm và thủ tục đăng ký xuất khẩu.
Tổng diện tích nuôi thủy sản đến tháng 3 năm 2015 là 542 ha (kể cả diện tích sản xuất giống) bằng 102,36% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra là 340 bằng 103,1% so cùng kỳ.
Tổng sản lượng thủy sản đến tháng tháng 3 năm 2015 là 52.000 tấn, bằng 104,8% so cùng kỳ trong đó sản lượng cá tra là 44.000 tấn, bằng 102,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng diện tích nuôi tôm càng xanh trái vụ trên địa bàn tỉnh năm 2015 tính đến thời điểm này là 17 hộ với tổng diện tích 23,6 ha, tổng lượng giống thả là 2.155.000 con post. Trong đó, huyện Châu Phú 05 hộ với diện tích 4,7 ha, lượng giống thả 450.000 post; huyện Thoại Sơn 09 hộ với diện tích 14 ha, lượng giống thả 905.000 con post (trong đó có 01 hộ nuôi tôm toàn đực với diện tích 5 ha, lượng giống thả 200.000 con post); huyện Châu Thành 03 hộ nuôi tôm càng xanh trong ao với diện tích 4,9 ha, lượng giống thả 350.000 con post.
Sản xuất tiêu thụ con giống thủy sản (Trung tâm giống thủy sản): Tôm càng xanh toàn đực: 488.038 con tôm poste; Lươn giống: 24.529 con (sản xuất từ vệ tinh: 4.000 con); cá bản địa: 5.146 kg; cá sặc rằn giống: 370 kg (sản xuất từ vệ tinh); cá thác lác cườm giống: 6.000 con (sản xuất từ vệ tinh); cá hô giống: 1.000 con (sản xuất từ vệ tinh).
Cũng theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang, giá nguyên liệu đầu vào tăng bình quân 5 - 15%, nên dù giá nguyên liệu cá tra có tăng nhưng nông dân vẫn không đảm bảo có lãi, chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất.
Thủy sản (cá tra, basa) xuất khẩu trong tháng 3, đạt 13 ngàn tấn tương đương kim ngạch đạt trên 30,94 triệu USD. Cộng dồn 3 tháng đầu năm đạt 32,64 ngàn tấn tương đương kim ngạch đạt 76,62 triệu USD, bằng 85,72% về sản lượng và bằng 85,14% về giá trị so cùng kỳ (giá xuất khẩu bình quân tháng 3/2015 đạt 2.380 USD/tấn, so tháng trước tăng 10 USD/ tấn, so cùng kỳ giá xuất hiện nay cao hơn khoảng 80 USD/tấn).
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân lớn nhất Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đã chi ra 1.500 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái để mua 115.300 tấn sữa với mức giá bình quân 13.600 đồng/lít và chiếm 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của đàn bò cả nước.

Nông dân Đà Lạt đã quen “thâm canh” rau với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đạt năng suất tối đa. Bởi vậy, khi quay trở lại cách trồng rau kiểu “các cụ” - trồng rau theo hướng hữu cơ - họ đã phải thay đổi rất nhiều trong tư duy và trong thói quen. Làm sao để sản xuất ra những cây rau thương phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, người nông dân, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được đặt ra khi Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Đà Lạt.

Ông Đặng Phúc, Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên cho biết, với 22ha đất sản xuất lúa 2 vụ tại 2 trại giống ở Hòa An (Phú Hòa) và Hòa Đồng (Tây Hòa), mỗi năm, đơn vị cung ứng cho thị trường hơn 220 tấn lúa giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng.

Những cuối tháng 10, nông dân xã Vũ An (Kiến Xương) tấp nập làm đất, bón phân, đánh rạch trồng khoai tây. Không ai bảo ai nhưng ai cũng có một mong ước chung là “mưa thuận gió hòa” thu hoạch trước tết để bán được giá cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.