Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015

Ngoài ra, giá tôm nguyên liệu trên thị trường giảm mạnh (giảm 20-30% so với cùng kỳ), khó khăn về thị trường và phụ thuộc nhiều vào thương lái, trong khi đó giá vật tư đầu vào phục vụ cho nuôi tôm không giảm, nhiều loại còn tăng giá, sản lượng tôm của các nước trong khu vực hồi phục và tăng nhanh sau dịch bệnh hội chứng chết sớm. Vì vậy, những tháng đầu năm 2015 tiến độ triển khai vụ nuôi tôm nước lợ chậm so với kế hoạch, chưa đạt cả về diện tích thả nuôi và sản lượng thu hoạch.
Cụ thể, theo thống kê số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 của 28 địa phương có nuôi tôm nước lợ, sản lượng thu hoạch và diện tích nuôi tôm nước lợ nhìn chung giảm so với cùng kỳ năm 2014 về diện tích. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã thả nuôi 616.480 ha đạt 90% kế hoạch và bằng 96,6% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, tôm sú là 566.298 ha đạt 96,8 % kế hoạch năm và bằng 101,4% so với cùng kỳ 2014, tôm chân trắng là 50.182 ha, đạt 50,2% kế hoạch năm và bằng 63,0% so với cùng kỳ 2014. Về sản lượng, tổng sản lượng thu hoạch tôm là 230.910 tấn (đạt 32,5% kế hoạch năm 2015 và bằng 87,9 % so với cùng kỳ 2014) trong đó tôm sú là 115.841tấn, tôm chân trắng là 115.069 tấn.
Về giống, tính từ đầu năm, cả nước đã thả nuôi ước đạt 29 tỷ Postlarvae (PL), trong đó tôm sú thả khoảng 7,7 tỷ PL và tôm thẻ chân trắng thả ước khoảng 21,3 tỷ tôm PL (so với cùng kỳ 2014, tôm sú bằng 32,8%, tôm thẻ chân trắng chỉ bằng 39,3%).
Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản, 6 tháng cuối năm thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, giá tôm chân trắng nguyên liệu đã có chiều hướng tăng thuận lợi hơn cho nuôi tôm tại ĐBSCL do đó trong 6 tháng cuối năm tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Để thực hiện thành công chỉ tiêu kế hoạch về diện tích, sản lượng và đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 là tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và giám sát nuôi tôm nước lợ theo quy hoạch, phòng chống dịch bệnh trong NTTS, quản lý chặt chẽ chất lượng giống tôm, chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Đối với tôm sú duy trì ổn định diện tích và sản lượng, phát huy lợi thế nuôi tôm sú tại các vùng sinh thái đặc trưng như tôm-rừng ngập mặn, tôm-lúa nhằm giữ lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu tôm sú trên thế giới. Đối với tôm chân trắng tiếp tục phát triển nuôi ở các vùng có lợi thế, kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu từ tôm thẻ chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr

Theo thông tin từ Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai, đến nay, các trại giống thủy sản trên địa bàn đã cung ứng khoảng hơn 1,5 triệu con cá giống cho các hộ nuôi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hầu hết người chăn nuôi gà đẻ trứng đang bị phụ thuộc vào con giống của một số doanh nghiệp FDI.