Tình Hình Khai Thác Đàn Cá Tra Hậu Bị Cải Thiện Di Truyền

Đồng Tháp là một trong những tỉnh đã tiếp nhận 60.500 con cá tra hậu bị cải thiện di truyền từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (chiếm 60,5% tổng lượng chuyển giao).
Trong đó huyện Lấp Vò được chuyển giao 6000 con tại cơ sở sản xuất cá tra Mừng Liên, ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp từ đầu năm 2012 và được chia thành 2 nhóm nuôi thả trong 2 ao riêng biệt.
Đến nay đàn cá còn lại 5.500 con. Do kích cỡ và trọng lượng đàn cá phát triển không đồng đều nên cơ sở đã thực hiện tuyển chọn được 4.500 con với trọng lượng trung bình 4,2 kg/con để tiếp tục nuôi vỗ và cho tham gia sinh sản. Số cá không đạt chuẩn đã loại bỏ.
Trong quá trình nuôi, cơ sở đã thực hiện nuôi vỗ đúng theo quy trình kỹ thuật do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II cung cấp và đã cho lai chéo giữa 2 đàn với nhau trước khi tham gia sinh sản. Đến nay đàn cá này đã sản xuất được khoảng 300 triệu bột cung ứng cho các địa phương trong tỉnh và tỉnh Tiền Giang.
Theo đánh giá của chủ cơ sở và cán bộ kỹ thuật Trạm Thủy sản huyện thì đàn cá được cải thiện di truyền có sức tăng trưởng nhanh, con bột có kích cỡ to và tỷ lệ sống tốt hơn đàn cá từ địa phương. Ông Huỳnh Văn Mừng, chủ cơ sở sản xuất giống cá tra Mừng Liên rất hài lòng với đàn cá tra này vì nó đã khắc phục được tình trạng suy giảm chất lượng con giống hiện nay. Đây là cơ sở sản xuất cá tra giống đầu tiên trong tỉnh đã đạt được quy chuẩn GlobalGAP.
Ông cho biết với đàn cá hậu bị cải thiện di truyền hiện nay thì hàng tháng cơ sở sản xuất của ông sẽ sản xuất được 65 triệu bột/tháng. Ông rất mong các cấp các ngành chức năng sẽ tiếp tục thực hiện việc chuyển giao này và cở sở sẽ sẵn sàng tiếp nhận đàn cá tra hậu bị cải thiện di truyền mới trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, cứ vào độ cuối tháng 6 âm lịch, người dân huyện Thới Bình (Cà Mau) lại bắt tay vào vụ tôm càng xanh trên ruộng lúa. Theo ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, tính đến thời điểm này toàn huyện đã xuống giống tôm càng xanh được hơn 1.500 ha, tăng hơn 1.000 ha so với năm 2013. Đây là năm có diện tích tăng nhiều nhất trong những năm qua.

Với 1 ha Lêkima cứ 7 ngày bà thu hoạch một lần, sản lượng đạt 200 – 600 kg/lần, lúc nhiều lên đến cả tấn. Lêkima loại 1 bán với giá 20.000 đ/kg, loại 2 giá 10.000 đ/kg. Mỗi năm, trừ chi phí cho thu nhập khoảng trên 300 triệu đ.

Sáng 25.8, Hội Chữ thập đỏ xã Quế Trung (huyện Nông Sơn) tổ chức trao 5 con bò cái sinh sản cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Trong tháng 8, các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ và Nam Bộ sản lượng đánh bắt tăng khá và được mùa do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày, các loài đánh bắt chủ yếu là nhuyễn thể, cá thu, cá nục, cá hồng, cá cơm….

Hiện nay, bà con dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn đang trồng và nhân rộng giống rau bò khai trong các vườn rừng. Ðây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân.