Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Có Xu Hướng Tăng

Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.
Chỉ trong tháng 3 đã có 88 ha tôm nuôi nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước đó. Tính chung từ đầu năm, diện tích tôm nuôi công nghiệp nhiễm bệnh khoảng 190 ha. Các loại bệnh chủ yếu là hoại tử gan tụy, đốm trắng.
Riêng đối với tôm nuôi quảng canh cải tiến, dịch bệnh đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay cũng đã có trên 2.000 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh.
Đáng chú ý là tình hình thời tiết đang trong mùa nắng nóng gay gắt cũng dễ phát sinh nhiều dịch bệnh trên tôm. Ngành chuyên môn đã xuất 27 tấn Chlorine xử lý dịch bệnh, nhưng thời điểm này người nuôi tôm vẫn phải thận trọng hơn trong thực hiện các biện pháp kỹ thuật nuôi, chọn con giống cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Quả Sachi được gọi là “vua của các loại hạt”, hay siêu thực phẩm mới, bởi nó có rất nhiều điểm vượt trội về hàm lượng chất dinh dưỡng.

Nhà máy chế biến các sản phẩm cá tra và tôm tinh chế tại KCN An Hiệp (Bến Tre), vốn đầu tư 15 triệu USD, công suất chế biến 10.000 tấn thành phẩm/năm.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh đã hạ thủy tàu đánh cá vỏ thép đầu tiên hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 01, số hiệu BĐ 99009.

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Hiện nay, các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng chuyển đổi lúa - tôm kết hợp của huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã xuống giống vụ nuôi chính trong năm. Tập trung nhiều ở các xã: Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Vĩnh Phú Tây.