Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Có Xu Hướng Tăng

Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.
Chỉ trong tháng 3 đã có 88 ha tôm nuôi nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước đó. Tính chung từ đầu năm, diện tích tôm nuôi công nghiệp nhiễm bệnh khoảng 190 ha. Các loại bệnh chủ yếu là hoại tử gan tụy, đốm trắng.
Riêng đối với tôm nuôi quảng canh cải tiến, dịch bệnh đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay cũng đã có trên 2.000 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh.
Đáng chú ý là tình hình thời tiết đang trong mùa nắng nóng gay gắt cũng dễ phát sinh nhiều dịch bệnh trên tôm. Ngành chuyên môn đã xuất 27 tấn Chlorine xử lý dịch bệnh, nhưng thời điểm này người nuôi tôm vẫn phải thận trọng hơn trong thực hiện các biện pháp kỹ thuật nuôi, chọn con giống cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Đơn giản cơ chế, xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, thúc đẩy tư duy sản xuất hàng hóa… là những giải pháp căn cơ được nhiều chuyên gia khuyến cáo nhằm tháo gỡ khó khăn cho XK gạo của Việt Nam, tiến tới nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo sự phát triển vững bền ngành lúa gạo trong tương lai.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ “nóng - lạnh” như Trung Quốc

Thị trường lúa gạo năm 2015 trong tình trạng cảnh báo giá gạo châu Á có thể sẽ tăng bởi El Nino làm giảm sản lượng và lượng tồn trữ khổng lồ đang giảm dần.

Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội

Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.