Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Có Xu Hướng Tăng

Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.
Chỉ trong tháng 3 đã có 88 ha tôm nuôi nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước đó. Tính chung từ đầu năm, diện tích tôm nuôi công nghiệp nhiễm bệnh khoảng 190 ha. Các loại bệnh chủ yếu là hoại tử gan tụy, đốm trắng.
Riêng đối với tôm nuôi quảng canh cải tiến, dịch bệnh đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay cũng đã có trên 2.000 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh.
Đáng chú ý là tình hình thời tiết đang trong mùa nắng nóng gay gắt cũng dễ phát sinh nhiều dịch bệnh trên tôm. Ngành chuyên môn đã xuất 27 tấn Chlorine xử lý dịch bệnh, nhưng thời điểm này người nuôi tôm vẫn phải thận trọng hơn trong thực hiện các biện pháp kỹ thuật nuôi, chọn con giống cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian ngắn tăng giá cục bộ, những ngày qua giá các loại phân bón đặc biệt là phân đạm (Urê) đã ổn định trở lại.

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đạt 11.650 tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nổi bật là lĩnh vực khai thác hải sản, sản lượng đạt 8.840 tấn.

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), 6 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng ngành thủy sản ước đạt gần 2.900 tấn, đạt 25,8% kế hoạch (KH), giảm 20,9% so cùng kỳ năm 2014.

Hiện nay, mô hình nuôi cá tra công nghiệp ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển khá mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó có ông Nguyễn Văn Đời (sinh năm 1954), cư ngụ tại ấp Tân An, xã Tân Phong.

Ngày 7-7, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức cuộc họp báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2015 và kết quả 1 tháng áp dụng Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm cho đăng ký Hợp đồng xuất khẩu theo Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.