Tình Hình Dịch Bệnh Trên Cây Trồng Đã Được Kiểm Soát

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp các địa phương đã đẩy mạnh việc giúp dân phòng, chống sâu bệnh trên các loại cây trồng nhằm đảm bảo vụ đông xuân đạt năng suất cao.
Tại Tuy Đức, theo ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì vụ đông xuân này, địa phương đã xuống giống được hơn 360 ha lúa, tăng 10 ha so với cùng vụ năm ngoái. Ngay từ đầu vụ, phòng đã cử cán bộ kỹ thuật về khuyến nông, bảo vệ thực vật xuống cơ sở, bám địa bàn từng thôn để hướng dẫn nhân dân sản xuất.
Cụ thể, đối với bệnh đạo ôn, đầu vụ, người dân đã tiến hành tiêu diệt các mầm bệnh trên ruộng như cày lật gốc rạ sớm, làm sạch cỏ bờ, giữa vụ bón phân cân đối giữa đạm-lân-ka ly, tăng cường bón nhiều phân chuồng, thường xuyên kiểm tra thăm đồng phát hiện bệnh gây hại, điều tiết nước trong ruộng đảm bảo có độ sâu 3-5 cm.
Nếu bệnh hại nặng thì người dân có thể dùng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật như Newhynosan30EC, Fujione 40 EC hoặc dùng các loại thuốc bột hòa tan như Beam70WP, Binh tin 75WP, Flast 75 WP. Các loại dịch bệnh khác cũng có các biện pháp phòng, chống đồng bộ đối với từng khu vực. Nhờ đó, hiện nay, sâu bệnh không gây hại đối với lúa, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường.
Còn ở huyện Đắk Song, nơi có diện tích các loại rau xanh tới 342 ha, thì hiện nay, các loại sâu bệnh thông thường gây hại như sâu tơ, bọ nhảy, sương mai, đốm lá, sâu ăn lá chỉ ở mức độ rất nhẹ; vì thế, năng suất dự kiến đạt cao, trên 20 tấn/ha đối với bắp cải và hơn 15 tấn/ha đối với bí đỏ.
Theo chị Nguyễn Thị Dậu, ở thôn Thuận Tình, Thuận Hạnh thì theo sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện, thời gian qua, gia đình luôn chú ý việc làm đất tơi xốp và phơi ải đất khoảng 1 tuần trước khi xuống giống; thường xuyên vệ sinh vườn rau, ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàn dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy… Nhờ đó, vườn rau của gia đình chị đã hạn chế được sâu bệnh.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì thời gian giữa tháng 4 là giai đoạn phần lớn các loại cây trồng ngắn ngày vụ đông xuân bước vào giai đoạn quan trọng như trổ bông, chắc hạt, một số diện tích cho thu hoạch. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trong vụ đã được kiểm soát tốt, mức độ gây hại không đáng kể, không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều này cho thấy, việc triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đối với từng loại cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Một nữ khoa học gia đã nghỉ hưu vừa gây chấn động giới khoa học VN bởi cái tên TH3-3, một giống lúa lai hai dòng 100% "made in VN" được chuyển nhượng cho một công ty tư nhân với giá kỷ lục 10 tỉ đồng. Đó là PGS-TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp 1 và từng là phó viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp

Theo lịch thời vụ năm nay của Sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL, niên vụ tôm sẽ bắt đầu từ tháng 2, 3 - thời điểm thả giống tốt nhất. Tuy vậy, những ngày này, người nuôi tôm vẫn phấp phỏm lo lắng.

Chỉ có chiều dài 15 km bờ biển nhưng hàng năm tổng sản lượng đánh bắt từ biển của ngư dân huyện Gio Linh chiếm 50% toàn tỉnh Quảng Trị. Gio Linh đã mạnh lên rất nhiều nhờ khai thác thế mạnh kinh tế biển.

Nấm rơm được bà con trồng ngay trong sân vườn và tận dụng nguồn rơm từ ruộng nhà nên chi phí rất ít. Một chai meo hiện có giá từ 1.200 – 1.400 đồng, nếu ủ tốt có thể cho thu hoạch 2kg nấm. Theo tính toán của anh Danh Việt ở ấp Hoà Mỹ thì với 2.200 chai meo gia đình đang trồng, sau hơn 1 tháng chăm sóc sẽ cho thu nhập khoảng 23-24 triệu đồng. Hiện nấm rơm Định Hòa được thương lái ngoài tỉnh đến tận nơi thu mua với giá từ 11.500-13.000 đồng/kg.

Bảo quản củ giống khoai tây bằng kho lạnh là biện pháp tiên tiến hiện nay, do có nhiều ưu điểm như tổn thất trong kho ít, củ giống trẻ, cây phát triển khoẻ, giảm sự thoái hoá giống, khi trồng cho nhiều củ to, tăng năng suất thu hoạch từ 10% đến 15%.